MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: "60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi"

14-03-2021 - 08:13 AM | Sống

Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: "60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi"

Việc nhặt được của rơi trả người đánh mất là rất quý, tuy nhiên cũng có không ít lần cô Hà Thị Tựa bị đổ oan là ăn trộm.

"60 triệu có thể sẽ giữ lại được mạng sống của người bệnh"

Những ngày gần đây, tại Bệnh viện Phổi Trung ương, nhiều người đang truyền tai nhau câu chuyện về một tấm gương được Giám đốc bệnh viện tặng giấy khen, tuyên dương toàn viện vì đã có hành động cực đẹp.

Chẳng phải là một bác sĩ, hay một nhân viên y tế nào, đó là cô lao công Hà Thị Tựa (58 tuổi, ở Hải Dương). Cô Tựa được tuyên dương về hành động "nhặt được của rơi, trả người đánh mất".

Trong câu chuyện với chúng tôi, cô Tựa cho biết, khoảng 10 ngày gần đây, khi dọn dẹp vệ sinh tại khoa Hồi sức tích cực, 2 lần cô nhặt được túi xách của người nhà bệnh nhân, tổng số tiền là hơn 60 triệu đồng.

Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: 60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi - Ảnh 1.

Cô lao công Hà Thị Tựa

Nhớ lại khi nhặt được tiền, cô Tựa kể: "Khi vào nhà vệ sinh, tôi nhìn thấy một chiếc ví. Lúc đầu, tôi nghĩ là của kẻ trộm nào lấy tiền xong bỏ lại ví nhưng đến khi mở ra, tôi giật mình vì thấy nhiều tiền quá.

Đứng hình mất mấy giây, tôi vội chạy ra ngoài thì không thấy ai qua lại ở hành lang để hỏi. Tay run run cầm chiếc túi, tôi vào phòng trực của khoa kể lại đầu đuôi câu chuyện với bác sĩ, chỉ khi mở túi ra xem bác sĩ mới tin đó là sự thật. Sau đó, sự việc được báo đến lãnh đạo khoa và may mắn tìm trả lại người đánh mất. Tổng số tiền được kiểm đếm sau đó tôi được biết là 30 triệu đồng".

Lần thứ 2 cách đây vài ngày, khi cô Tựa đi làm thấy một chiếc túi nằm im ở chỗ để dép, từ 9h sáng đến tối không thấy ai cầm đi. Sau khi đi đổ rác về, cô Tựa liền cầm chiếc túi đi hỏi xem là của ai, thì có một cô gái giật mình và nhận là túi của mình. Sự việc được mọi người xác minh, sau đó kiểm điếm trong túi có 31 triệu đồng.

Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: 60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi - Ảnh 2.
Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: 60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi - Ảnh 3.
Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: 60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi - Ảnh 4.

Những cảm xúc trên khuôn mặt cô Tựa khi kể lại chuyện nhặt được tiền

"Hôm sau, khi đang đi làm, tôi được Y tá trưởng gọi lại hỏi về chuyện lại nhặt được ví tiền của người nhà bệnh nhân. Hai người nói chuyện và hỏi ra mới biết đó là số tiền người nhà bệnh nhân mang lên đóng viện phí. Số tiền này được tất cả các anh em góp vào để chữa bệnh cho bố", cô Tựa kể.

Câu chuyện về cô Tựa được lan truyền khắp bệnh viện, đa số mọi người đều khen cô là người tốt nhưng cũng có một số người thắc mắc và hỏi: "Tại sao khi nhặt được số tiền lớn vậy, tôi lại không lấy, hay tôi lại chê tiền?".

Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: 60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi - Ảnh 5.

"Đối với tôi, tiền chắc chắn là tôi không chê nhưng lương tâm tôi không cho phép làm vậy. 60 triệu cũng lớn lắm, nhưng nó không làm thay đổi cuộc đời tôi, nhưng số tiền đó có thể sẽ giữ lại được mạng sống của người bệnh", cô Tựa nói.

Mỗi khi nhặt được tiền, cô Tựa đều kể lại với người thân, bạn bè. Đặc biệt cô thường xuyên gọi điện cho chồng tâm sự. Chồng cô cũng nhẹ nhàng bảo: "Đó là việc tôi nên làm".

Nhiều lần làm phúc phải tội, bị đổ oan là ăn trộm

Việc nhặt lại của rơi trả người đánh mất là rất quý, tuy nhiên cũng có không ít lần cô Tựa rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Cô Tựa nhớ lại: "Trước đây, khi còn làm công việc dọn vệ sinh tại Bệnh viện Xanh Pôn, tôi có nhặt được 1 chiếc ví trong đó chỉ có giấy tờ, không có tiền. Sau đó, tôi đưa cho các y bác sỹ của bệnh viện, họ cũng thông báo và có người tới nhận, ngay khi nhận lại ví họ thấy không còn tiền, có bảo tôi lấy cắp ví của họ. Lúc đó tôi hoang mang, không biết giải thích thế nào. Có vài người đi tới giải thích, làm chứng nên tôi mới hết bị nghi ngờ".

Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: 60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi - Ảnh 6.

Nhiều lần cô Tựa rơi vào hoàn cảnh "làm phúc phải tội"

Sau lần đó cô Tựa cũng định bụng thôi không tiếp tục làm vậy nữa. Nhưng về sau nghĩ lại, vì lương tâm không cho phép, nên trong quá trình làm việc khi nhặt được đồ đánh rơi cô tiếp tục tìm cách trả lại cho người bị mất.

Không chỉ nhặt được của rơi trả người đánh mất, trong gần 20 năm làm trong công ty dọn dẹp vệ sinh, cô Tựa cũng hết lòng giúp đỡ đồng nghiệp, thậm chí là người xa lạ.

Cách đây vài năm trong quá trình làm việc, cô Tựa thấy một cô gái trẻ ôm mặt ngồi ngoài vỉa hè khóc lóc. Khi hỏi chuyện, cô mới biết do cô gái bị thủy đậu nên đồng nghiệp đuổi không cho ở cùng vì sợ lây. Nghe xong câu chuyện, cô Tựa thấy thương cho hoàn cảnh nên đã bảo cô gái trẻ về phòng mình ở, dù nơi ở của cô rất chật hẹp.

Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: 60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi - Ảnh 7.
Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: 60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi - Ảnh 8.
Câu chuyện về nữ lao công bệnh viện trả lại số tiền lớn cho người đánh mất: 60 triệu không làm thay đổi cuộc đời tôi - Ảnh 9.

Cô Tựa sẽ là tấm gương cho nhiều người noi theo

"Tối đến, nhà thì hẹp, có mỗi chiếc giường thì vợ chồng nhường cho cô gái đó. Chúng tôi nằm ngủ ở dưới đất. Sau này hỏi thêm chuyện, mới biết cô gái còn bị mắc ung thư vòm họng, không có tiền điều trị", cô Tựa nói thêm.

Đến lúc không có tiền chữa trị, cô gái đó đã cầu cứu vợ chồng cô Tựa và hứa nếu bản thân có mệnh hệ gì, gia đình cô sẽ gom góp đủ để trả nợ. Do gia đình cũng không khá giả nên hai vợ chồng đắn đo suy nghĩ rất lâu mới quyết định cho cô gái đó vay để chữa bệnh.

"Chồng tôi bảo 'đây là tiền mình cho vay cứu người, bà không phải lăn tăn' nên tôi cũng yên tâm hơn. Cứu người là quan trọng", cô Tựa tâm sự.

Theo Đinh Huy

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên