Câu hỏi khó ngày Tết 'Bao giờ cưới', 'Khi nào có con': Thay vì bực tức, người khôn ngoan biết đối đáp khiến đối phương không dám hỏi lần 2
Chúng ta cần khéo léo trả lời những câu hỏi khó để không bị xem là bất hiếu với người lớn nhưng cũng để bản thân cảm thấy thoải mái.
- 09-01-2023Người tránh được 4 sai lầm hại thân này, năm mới nhất định "lên hương": Tính cách quyết định vận mệnh 365 ngày tiếp theo của bạn
- 04-01-2023Chuyện 'góp Tết' nội - ngoại của các cặp vợ chồng trẻ: Nhiều gia đình cãi vã không hồi kết, nhà thu nhập thấp nhưng biết vun vén để đủ đầy 2 bên
- 25-12-2022Tết về nhà hay đi du lịch: Người đếm ngược từng ngày, người 'né tránh' để không phải trả lời những câu hỏi muôn thuở
Tết Nguyên đán là dịp để bạn sum họp gia đình và gặp gỡ họ hàng. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm bạn phải đối diện với các câu hỏi về ngoại hình, tình trạng hôn nhân hay mức lương thưởng.
Chia sẻ với CNN, tiến sĩ Roseann Capanna-Hodge, một nhà tâm lý học ở Connecticut cho rằng nghỉ lễ đôi khi không phải là khoảng thời gian vui vẻ. Bởi chúng ta thường lường trước phải đối diện với những câu hỏi thẩm vấn gây nên xung đột không đáng có với họ hàng.
Thay vì giữ im lặng hay bày tỏ thái độ đả kích, nữ tiến sĩ khuyên bạn nên thiết lập ranh giới. Nghe tưởng chừng như bước khởi đầu của cuộc chiến, tuy nhiên đây chỉ là cách để truyền đạt nhu cầu của mình và những gì bạn hài lòng để bảo vệ cảm xúc của bản thân.
Trước những cuộc gặp gỡ hãy xem xét nhu cầu bản thân và liệu lời nhận xét nào của người thân có thể kích hoạt cơn tức giận của bạn. Cũng nên xác định trong cuộc trò chuyện đó, bạn nên và không nên nói gì.
Dưới đây là những gợi ý để bạn có thể đối đáp một cách khéo léo với những câu hỏi khó của họ hàng.
Lên kế hoạch trước
Nhà trị liệu Jennifer Rollin cho biết bước một là lập kế hoạch. Trước khi gặp mặt hãy nghĩ xem nhu cầu của bạn là gì và bạn bè hoặc người thân có thể đặt câu hỏi gì có thể kích động bạn. Từ đó bạn cần luyện tập để tìm ra câu trả lời phù hợp.
Bạn có thể hạn chế cảm giác ức chế khi đối diện với câu hỏi khó bằng việc thiết lập danh sách các chủ đề an toàn để chuyển hướng cuộc trò chuyện.
Nhà trị liệu cho biết dù gặp câu hỏi khó nào, bạn cũng cần trả lời một cách nhẹ nhàng.
"Bạn tăng cân à?", "Bạn cần ăn ít lại đi?"
Rollin cho biết dù là phê bình hay ý kiến tốt song những nhận xét này có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng.
Trên thực tế, chúng nói lên nhiều điều về người đặt câu hỏi hơn là về bạn. Thông thường, những người quan tâm tới thân hình và chế độ ăn uống của mình sẽ có nhiều khả năng bình phẩm về người khác hơn.
Khi đối diện tình huống này, bạn có thể trực tiếp đáp lại bằng những lời tuyên bố về cơ thể mình, như "Cháu cũng chẳng để ý nữa, bởi cháu không quan tâm đến cân nặng", hoặc "Cháu được yêu thương, chăm sóc kỹ quá thôi". Hoặc bạn có thể phản đối một cách nhẹ nhàng: "Xin lỗi nhưng cháu không tập trung vào cân nặng của mình"
Nếu cuộc trò chuyện vẫn hướng đến việc miệt thị về ngoại hình, và khiến bạn cảm thấy không thoải mái, hãy rời khỏi đó.
"Tại sao bạn vẫn độc thân?"
Với những câu hỏi về đời sống tình cảm như "Có người yêu chưa?", "Sao gần 30 tuổi vẫn chưa ai để ý"... là những câu hỏi kinh điển dành cho hội độc thân mỗi khi gặp họ hàng. Những câu hỏi này đa phần khiến chúng ta cảm thấy ái ngại hoặc khó chịu.
Nếu bị hỏi lần đầu, bạn hãy thử "lái" sang chủ đề trò chuyện mà mọi người thích bàn tán hơn là chuyện tình cảm của bạn.
Nếu không thành công, bạn có thể đáp "Khi nào chuyện tình cảm có tiến triển gì, cháu sẽ chia sẻ với bác". Nếu bị hỏi xoáy và rõ ràng không có thiện ý, bạn có thể áp dụng cách thiết lập ranh giới (nhưng không nên dùng khi đang ngồi với một nhóm nhiều người) rằng: "Cháu biết cô rất tò mò và muốn biết chi tiết, nhưng điều đó khiến cháu thực sự thấy khó chịu, vì vậy sau này cô đừng hỏi chuyện đó nữa được không?".
"Khi nào kết hôn/có con?
Những nhận xét về hôn nhân hoặc việc phát triển gia đình thực sự khiến bạn gia tăng áp lực. Tuy nhiên những câu hỏi này thường xuất phát từ tình yêu thương và quan tâm.
Bạn có thể đáp lại bằng cách chuyển hướng chủ đề trò chuyện như: “Nhắc đến chuyện chồng con, mọi người rất ngưỡng mộ mái ấm gia đình cô. Cháu cũng tò mò không biết cô và chú gặp và yêu nhau như thế nào?".
Nhưng đôi khi, ngay cả người hỏi có ý tốt thì câu hỏi về kết hôn và con cái vẫn có thể gây tổn thương, đặc biệt khi hối thúc một phụ nữ bị hiếm muộn phải tìm cách sinh con. Nếu bạn tin tưởng người đang hỏi mình, có thể cởi mở để nói chuyện và xin lời khuyên từ họ.
Sẵn sàng rời đi
Nếu đã thử tất cả phương pháp đặt giới hạn trên nhưng vẫn không khiến bạn cảm thấy vui vẻ trong cuộc trò chuyện, bạn có thể rời đi. Đôi khi, việc tự đưa mình thoát khỏi tình huống gây bức xúc là cách thiết lập ranh giới tốt nhất.
Điều này không đồng nghĩa rằng bạn nên gây náo loạn, um xùm trước khi rời đi. Thay vào đó, hãy kiếm một lý do phù hợp. Nhìn chung, dịp lễ, Tết xoay quanh sự kết nối giữa gia đình, người thân. Nhưng nếu sự kết nối đó đem lại cảm giác tồi tệ cho bạn, bạn không cần ở lại lâu.
Thể thao & Văn hoá
Sự kiện: Tết trọn an vui
Xem tất cả >>- Gây sốt với "Come Minh Vietnam", MC kỳ cựu của VTV kể chuyện chui vào nơi 60 năm không ai tới, bị treo lơ lửng trên cao
- 'Cô đồ' sở hữu clip triệu view và thu nhập khủng tuổi 27: Đến với nghề từ tình yêu con chữ, tiết lộ chỉ xin chữ 'Tài' mà thiếu điều này thì khó thành công
- Cây cảnh mini giá mềm lên ngôi, chủ tiệm cây kiếm 7 triệu đồng/ngày dịp cận Tết Nguyên đán
- Đi khắp muôn nơi, không nơi nào bình yên bằng về nhà mình, Tết sum vầy là trọn an vui...
- Bình hoa Tết màu đỏ cho một năm may mắn, cách cắm lại không hề khó chị em nào cũng trổ tài được