Cẩu thả trong ăn uống, cô gái bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh giun đầu gai nguy hiểm
Loại ký sinh trùng này rất phổ biến nên bất cứ ai cũng có thể bị chúng tấn công.
- 28-10-2017Đời người chỉ có 5% phải chịu đựng, nhẫn nhịn và tới 90% bình lặng, tại sao phải sống mà không hạnh phúc?
- 28-10-2017Cứ 10 người có dấu hiệu này thì đến 9 người mắc bệnh về thận
- 28-10-2017Không cần công thức phức tạp, đây là những cách đơn giản nhất để thải độc cho cơ thể mà ai cũng làm được
- 28-10-2017“Mẹ, rửa chén đi nhé…”: Bài học hiếu thảo của vị giáo sư già mà người con nào cũng cần khắc ghi
Carly Goff bị nhiễm ký sinh trùng chỉ vì ăn cá sống
Một cô gái tuổi teen đã công bố bệnh tình của mình sau nhiều năm chịu đựng những cơn đau dữ dội mà mới gần đây bác sĩ tìm ra được nguyên nhân là do ký sinh trùng giun gây ra.
Tìm hiểu về nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng, Carly Goff cho biết bệnh bắt đầu xuất hiện từ sau khi cô tham gia kỳ nghỉ cùng gia đình ở Fiji (một quốc gia ở châu Đại Dương). Và trong kỳ nghỉ này Carly Goff đã ăn phải cá chưa được nấu chín khiến ký sinh trùng còn ẩn trú trong thịt cá tấn công vào cơ thể.
Kể về những cơn đau, Carly Goff cho biết cô đã chịu đựng những cơn dày vò suốt 6 năm trời, người cô lúc nào cũng rã rời, mệt mỏi và những cơn đau cứ kéo đến liên tục.
Cô cảm giác mọi thứ đang bùng cháy trong người từ chân đến mặt giống như cơ thể đang bị axit ăn mòn từng thớ thịt. Cảm giác như có một loài sâu nào đó có răng và di chuyển bên trong cơ thể, ăn mòn mọi thứ.
Và sau nhiều lần xét nghiệm, các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân là do Carly Goff đã mắc phải ký sinh trùng gây bệnh Gnathostomiasis.
Gnathostomiasis là gì và mức độ nguy hiểm ra sao?
Gnathostomiasis hay còn gọi là bệnh giun đầu gai, do một loại ký sinh trùng khá phổ biến ở các quốc gia Châu Á như Thái Lan, Nhật Bản – nơi nhiều người chuộng ăn cá tươi sống gây ra.
Ngoài ra, bệnh giun đầu gai cũng được phát hiện ở một số quốc gia Trung Mỹ, nơi có món Ceviche – hải sản sống được thịnh hành.
Bác sĩ Bernard Hudson thuộc Bệnh viện Royal North Shore đã đưa ra lời cảnh báo rằng ký sinh trùng gây bệnh Gnathostomiasis có thể xâm nhập bất kỳ cơ quan nào của cơ thể từ não, phổi, bàng quang, gan hoặc bất cứ đâu.
Do đó, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả thì khả năng ký sinh trùng này gây tử vong là rất cao.
Bác sĩ Bernard Hudson cũng nhấn mạnh, ký sinh trùng Gnathostomiasis rất phổ biến trong các thực phẩm chưa được nấu chín như cá, hải sản, gà, ếch, ốc hoặc loài bò sát như lươn, rắn... Và loại ký sinh trùng này thường xuất hiện nhiều ở Đông Nam Á, Trung Mỹ, Nam Mỹ và một phần của châu Phi.
Cách phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng giun hiệu quả
Như đã nói ở trên thì các loại ký sinh trùng gây bệnh Gnathostomiasis sống trong các loại thực phẩm sống, do đó, cách ngăn chặn loại ký sinh trùng này tấn công là bạn phải đảm bảo nấu chín thức ăn thật kỹ. Nhất là đối với các loại cá, tôm cua, ốc... thường có rất nhiều ký sinh trùng ẩn trú.
Ngoài ra, các loại thịt tái chín cũng nên hạn chế bởi nếu không có ký sinh trùng gây bệnh Gnathostomiasis thì vẫn còn nhiều loại ký sinh trùng khác đang tồn tại và chực chờ tấn công cơ thể.
Nguồn: Dailymail
Trí thức trẻ