'Cây tỷ đô' của Việt Nam bất ngờ được Nhật Bản mạnh tay thu mua hàng nghìn tấn, xuất khẩu tăng nóng hơn 500% trong 10 tháng đầu năm
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới mặt hàng này với khách 'ruột' lớn nhất là Trung Quốc.
- 15-11-2023Chất lượng cao, giá giảm, 'hạt ngọc quý' của Việt Nam được Trung Quốc liên tục đổ tiền mua: xuất khẩu tăng hơn 200%, Việt Nam nắm giữ sản lượng đứng đầu thế giới
- 14-11-2023Một loại quả chỉ duy nhất Việt Nam xuất khẩu trên thế giới: Mỹ, Trung Quốc mua ào ào dù giá cao, có người phải thốt lên 'độc nhất vô nhị'
- 03-11-2023"Cây tỷ đô" của Việt Nam liên tục được Ấn Độ đổ tiền mua, xuất khẩu tăng mạnh gần 300% trong 9 tháng đầu năm
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu 268,4 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, tương đương 136,5 triệu USD, tăng 2,1% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với tháng 9; tăng 12,6% về lượng và tăng 33% về trị trị giá so với tháng 10/2022.
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,4 triệu tấn, trị giá 1,03 tỷ USD, giảm 6,4% về lượng và giảm 8,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Trong tháng 10/2023, giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay. Theo đó, giá bình quân xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 508,6 USD/tấn, tăng 8,8% so với tháng 9/2023 và tăng 18,1% so với tháng 10/2022.
Đáng chú ý, tính đến hết tháng 10 năm nay, sắn và sản phẩm từ sắn là 1 trong 9 mặt hàng lọt vào “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD” của ngành nông nghiệp.
Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất. Trong 10 tháng qua, Trung Quốc chi 929,6 triệu USD để mua gần 2,18 triệu tấn sắn và sản phẩm sắn, chiếm 90,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này của Việt Nam. Trong số các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc, sắn và sản phẩm sắn xếp thứ 5 về giá trị, đứng sau rau quả, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, mặc dù lượng sắn xuất khẩu giảm, nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một thị trường vẫn tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu đang ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất.
Cụ thể, xuất khẩu sang Nhật Bản trong tháng 10 đạt 1.102 tấn, trị giá 613,3 nghìn USD. Đây là tháng có sản lượng xuất khẩu sang Nhật Bản cao nhất kể từ đầu năm. 10 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản chi 1,85 triệu USD để nhập 3.512 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, tăng tới 505,5% về lượng và tăng 432,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm sang thị trường này đạt 529 USD/tấn, giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu sắn đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan với hơn 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp, tổng công suất thiết kế 11,3 triệu tấn củ tươi/năm. Tính đến nay, diện tích trồng sắn cả nước khoảng 530.000 ha/năm.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, đầu tháng 10/2023, giá sắn tươi tại các tỉnh miền Bắc ổn định so với cuối tháng trước, hiện giá thu mua dao động ở mức 2.400 - 2.450 đồng/kg. Tại các tỉnh miền Trung, giá sắn tươi được thu mua ở mức 2.400 - 2.600 đồng/kg. Giá sắn tươi thu mua tại Kon Tum dao động ở mức 2.900 - 3.100 đồng/kg. Giá tinh bột sắn và sắn lát xuất khẩu cũng ổn định so với cuối tháng trước.
Năm nay, tình trạng mưa lớn kéo dài tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và cả Campuchia khiến chất lượng sắn thu hoạch kém hơn mọi năm. Dự kiến nguồn cung sắn lát khi bước vào vụ sản xuất tháng 12 sắp tới sẽ giảm, do dự báo nguồn nguyên liệu sắn củ tươi giảm mạnh và giá có khả năng tăng tại khu vực phía Bắc.
Nhịp sống thị trường