CEO 49 tuổi điều hành công ty 1,5 tỷ USD nhờ những bài học từ Amazon và Google
Faisal Masud - CEO Fabric từng làm việc tại Amazon, Google, eBay và Staples.
- 15-05-20225 mẫu đồng hồ sang trọng quý ông nên đầu tư: Nâng tầm đẳng cấp phong cách chỉ bằng một phụ kiện
- 11-05-2022Tạp chí Mỹ gợi ý 10 hoạt động nhất định phải làm khi du lịch Sapa: Nhiều khách Việt đi 3-4 lần nhưng chưa từng thử hết
- 09-05-20225 đế chế thời trang xa xỉ lâu đời nhưng vẫn được săn lùng nhiệt tình, có tiền chưa chắc mua được: Minh chứng của 'gừng càng già càng cay'
Faisal Masud biết những gì cần thiết để làm cho một công ty trị giá hàng tỷ USD phát triển mạnh.
Người đàn ông 49 tuổi này đã dành hơn hai thập kỷ để vươn lên, làm việc ở các vị trí điều hành tại Amazon, Google, eBay và Staples. Giờ đây, ông đang cố gắng ứng dụng các bài học từ những công ty thành công đó với tư cách là Giám đốc điều hành của Fabric, một công ty khởi nghiệp thương mại điện tử có trụ sở tại Seattle, ra mắt vào năm 2016 và được định giá 1,5 tỷ USD.
Masud được người đồng sáng lập Ryan Bartley, tuyển dụng làm CEO vào năm 2020. Đây là cộng sự thân thiết của ông tại Staples. Khi nhận vị trí này, Masud nói, ông đã làm việc để vận dụng những gì đã học được từ những người lãnh đạo trước đây của mình để tạo ra một văn hóa tại Fabric đề cao sự đồng cảm, hiệu quả và trên hết là thành công.
Masud chia sẻ: “Về mặt văn hóa, chúng tôi đã xây dựng một doanh nghiệp giống tập hợp của tất cả các công ty tôi đã làm việc. Chúng tôi có thể áp dụng những thứ tốt nhất từ những nơi tôi đã có kinh nghiệm và áp dụng chúng".
Về cơ bản, Fabric tạo ra phần mềm thương mại điện tử cạnh tranh với các nền tảng như Shopify và Salesforce. Mặc dù vậy, Masud nhấn mạnh, Fabric được thiết kế riêng cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
Kết quả là công ty đã đạt được thành công nhất định khi huy động được 293 triệu USD từ các nhà đầu tư.
Faisal Masud - CEO Fabric từng làm việc tại Amazon, Google, eBay và Staples. Ảnh: Fabric |
Một phần thành công của Masud tại Fabric là những điều sẽ có tác dụng lâu dài trong thời gian tới. Ông cho biết, bản thân đã học được rằng “văn hóa làm việc” có thể tác động đến lợi nhuận của công ty sau bong bóng dot-com từ Amazon, nơi ông từng làm việc gần một thập kỷ.
Tại Fabric, Masud thuyết giảng về “quyền sở hữu”, một trong 14 nguyên tắc lãnh đạo chính nổi tiếng của Jeff Bezos: Có một nhóm nhân viên hoặc một trưởng nhóm duy nhất “sở hữu” một ý tưởng hoặc dự án có thể giúp quá trình ra quyết định trở nên hợp lý và hiệu quả hơn. Masud cho biết, ông đã làm việc trong môi trường không có quyền sở hữu và mọi thứ trở nên lộn xộn.
“Khi một điều gì đó thất bại, đó là lỗi của chỉ của một ai đó. Khi điều gì đó thành công, mọi người đều ăn mừng”, ông nói. “Đó không phải là cách hoạt động của các công ty khởi nghiệp. Ai đó phải đưa ra quyết định”.
Sau khi Masud rời Amazon, ông đã làm việc nhiều năm tại Google và eBay, chọn một văn hóa mới tại nơi làm việc trái ngược trực tiếp với văn hóa của Amazon: sự đồng cảm.
Masud, từng là giám đốc cấp cao về vận chuyển của eBay cho biết: “Việc tỏ ra đồng cảm với nhân viên của bạn cũng rất quan trọng, bởi vì đó là điều mà Google làm rất tốt, và eBay cũng vậy, trong khi Amazon lại không”. Masud đã làm tại Ebay cho đến năm 2012 và là COO của bộ phận giao hàng bằng máy bay không người lái Project Wing của Alphabet từ năm 2018 đến năm 2020.
Ngày nay, văn hóa “Giá trị số 1” mà Masud cố gắng phát triển tại Fabric được bắt nguồn từ những bài học về sự đồng cảm tại nơi làm việc: “Tìm kiếm để hiểu trước khi được hiểu”. Ông nói, đảm bảo một cảm giác đồng cảm “được thiết lập trong toàn công ty” cuối cùng sẽ dẫn đến lợi nhuận tốt hơn”.
Ông nói: “Lắng nghe một cách chăm chú thay vì chỉ vì bạn phải làm vậy, mang đến một quá trình suy nghĩ khác với việc chỉ thực hiện một cách nhanh chóng. Văn hóa của chúng tôi thể hiện ở chỗ chúng tôi là người biết lắng nghe. Nhưng chúng tôi cũng sử dụng dữ liệu và dữ kiện để đưa ra quyết định cuối cùng”.
Làm việc với những nhà sáng lập khởi nghiệp nổi tiếng như Bezos và Sergey Brin của Google cũng dạy Masud giá trị của tư duy dài hạn và chỉ tập trung vào những lĩnh vực cốt lõi mà công ty vượt trội.
Masud nói: “Những người sáng lập này luôn tìm kiếm cái nhìn toàn cục. Họ luôn nhìn vào: ‘Được rồi, mục tiêu cuối cùng của công ty phải đi đến đâu?’. Và sau đó tìm cách tránh những rủi ro trên đường đi”.
Masud đã tuyển dụng một số nhân viên cấp cao trước đây cũng từng làm việc tại Amazon để giúp “ứng dụng trọn vẹn” một số bài học đó tại Fabric. Ông gọi họ là “mafia Amazon” và kinh nghiệm của họ ở nơi làm việc cũ có thể có ích: Amazon gần đây đã tung ra dịch vụ “Buy with Prime” cạnh tranh với các nền tảng như Shopify và Fabric.
Đưa các nhân viên cũ của Amazon vào làm việc tại Fabric không có nghĩa là Masud đang cố gắng tái tạo văn hóa của Amazon. “Tôi không nghĩ mọi người Amazon đều phù hợp với Fabric", ông nói và cho biết thay vào đó ông đã cố gắng “chọn ra” một số người “nhất định” có cùng qua điểm với tầm nhìn của ông về văn hóa của Fabric.
Masud nói, những bài học mà ông học được ở những nơi làm việc trước đây đã giúp cho ông có một nền tảng rất tốt để trở thành một CEO: “Như một trong những nhà đầu tư của chúng tôi đã nói: ’Bạn đã làm việc trong hai thập kỷ qua để xây dựng Fabric. Bạn chỉ không biết điều đó”.
(Theo CNBC)
NDH