MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là 'hoàng tử khởi nghiệp', startup 14 lần trong 15 năm, hiện là 'ông trùm' trong giới agency

22-01-2023 - 10:18 AM | Lifestyle

Câu chuyện hôm nay xoay quanh hành trình xây dựng thương hiệu của The A List cũng như trải nghiệm của Tuấn Hải trong vai trò CEO một công ty agency ‘top of mind’.

Tuấn Hải, CEO The A List, công ty agency ‘top of mind’ hoạt động trong lĩnh vực influencer marketing, đã chia sẻ với tôi như vậy. Chàng trai, với niềm đam mê khởi nghiệp mãnh liệt, giờ đây không còn để sự cảm tính chen chân vào các quyết định quan trọng nữa. Phải chăng đây chính là lý do giúp The A List sau 5 năm đã có thể sở hữu một hệ sinh thái mà bất kỳ agency nào cũng phải ghen tị.

Câu chuyện hôm nay xoay quanh hành trình xây dựng thương hiệu của The A List cũng như những trải nghiệm của Hải trong vai trò CEO một công ty truyền thông - quảng cáo chuyên booking KOLs/influencers (những người có tầm ảnh hưởng).

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 1.

Ý tưởng nào khiến The A List ra đời? Ý nghĩa đằng sau cái tên The A List?

The A List ban đầu chỉ là một team nhỏ trong Bread n’ Tea - một agency hoạt động trong lĩnh vực truyền thông - PR - tổ chức sự kiện được thành lập cách đây 5 năm. Sau 2 năm hoạt động, nhìn vào báo cáo kinh doanh, Hải nhận thấy doanh số từ hoạt động influencer marketing chiếm tỷ trọng rất lớn. Nhu cầu thị trường khi đó cũng bắt đầu ‘chuộng’ người nổi tiếng và booking KOLs tham dự sự kiện, quảng bá sản phẩm. Đó là động lực giúp The A List ra đời.

Cái tên ‘The A List’ đến rất ngẫu nhiên, với mong muốn tất cả các chiến dịch, nhãn hàng, KOLs công ty hợp tác đều thuộc top A. Sau này, vô hình chung, mọi thứ The A List làm đều dựa trên tiêu chí ấy, thậm chí cả concept liên quan đến văn hoá nội bộ. Chẳng hạn như YEP vừa rồi, giải thưởng trao cho từng team đều bắt đầu bằng chữ A: A Team, A Performance, A BSI… Tiêu chí này, qua mỗi năm, sẽ được đánh giá lại, để The A List không ngủ quên trên bất kỳ chiến thắng nào.

Thời điểm 4-5 năm trước, khái niệm KOLs/Influencers vẫn còn là thứ gì đó khá mơ hồ trong các chiến dịch truyền thông. Quyết định thành lập The A List khi đó có bị coi là quá liều?

The A List được thành lập dựa trên dữ liệu doanh thu hoạt động influencer marketing của Bread n’ Tea. Đúng là vào thời điểm đó, KOLs/influencers vẫn còn là khái niệm mới. Chỉ có các nhãn lớn như Unilever hay Vingroup tiếp cận cách thức này, song gần như chỉ mang tính thử nghiệm. Nhiều người còn chưa biết định nghĩa KOLs là gì, tại sao tôi phải tin các bạn, vì sao tôi phải trả tiền cho các bạn. Tuy nhiên, sau khi xem báo cáo tài chính, Hải đã nhìn ra cơ hội. Mọi quyết định dựa trên cảm tính đều không thực sự hiệu quả đâu. Dữ liệu sẽ giúp cho mình tự tin hơn rất nhiều.

Hiện tại, KOLs/Influencers đã trở thành kênh truyền thông hiện đại. Vị thế của The A List thay đổi ra sao?

Hải luôn cảm thấy may mắn và tự hào bởi The A List là một trong những công ty hiếm hoi tại thị trường Việt Nam chuyên về influencer marketing. Hiện nay, các agency thường sẽ cung cấp rất nhiều dịch vụ, từ làm sự kiện, sáng tạo nội dung đến booking KOLs. Riêng The A List chỉ chuyên về các chiến dịch liên quan đến người nổi tiếng. Đây được coi là một sự khác biệt rất lớn.

Đến thời điểm hiện tại, sau khi nhận ra đây là một mảnh đất màu mỡ, nhiều công ty cùng dấn thân vào thị trường. The A List theo đó có thêm đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, với vị thế người đi đầu, công ty vẫn có những lợi thế nhất định về nhãn hàng, mạng lưới các bạn KOLs.

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 2.

Những khó khăn khi làm việc với KOLs/influencers là gì?

Khó khăn đầu tiên đến từ điều kiện tài chính, dòng tiền. Hiện tại, The A List chủ yếu làm với các nhãn hàng lớn; hợp đồng thanh toán kéo dài trong khoảng 45-60 ngày. Tuy nhiên, do có rất nhiều lớp lang trong một chiến dịch, The A List khó lòng nhận thanh toán đúng hạn. Trong khi đó, các bạn KOLs, đặc biệt là tiktoker mới nổi, sẽ yêu cầu thanh toán trước 100%. Hợp đồng giá trị càng lớn, số tiền phải ứng trước càng nhiều. Thị trường khó khăn cộng thêm lãi suất ngân hàng tăng cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như The A List vốn phụ thuộc một phần vào tín dụng ngân hàng.

Khó khăn thứ hai đến từ cách làm việc của các bạn KOLs; nhiều bạn mới bước chân vào nghề nên làm việc chưa thực sự chỉn chu và chuyên nghiệp. Trong khi đó, agency đứng giữa phải làm hài lòng và tạo kết nối giữa nhãn hàng và các KOLs. Nhiều khi nhãn hàng thấy ổn nhưng các bạn KOLs không nghĩ vậy và ngược lại. Phía agency như The A List khi đó phải luôn có sẵn những đề xuất, giải pháp và để làm được điều này, đội ngũ nhân sự phải thực sự có năng lực. Các bạn sẽ được training kỹ càng ngay từ khi bước chân vào The A List, để làm sao mọi thứ chuẩn chỉ nhất có thể.

Tuấn Hải nghĩ sao khi nhiều người quan niệm rằng, làm KOLs việc dễ tiền nhiều?

Hải nghĩ quá trình tạo nên thành tựu cần rất nhiều tâm sức. Vậy nên, sẽ không có chuyện gì là ‘dễ’ cả. Đến bây giờ, KOLs/influencers sẽ phải coi đây là công việc cần sự đầu tư rất nghiêm túc, bởi họ chính là những người ảnh hưởng làm sáng tạo nội dung. Đôi khi, bản thân các bạn ấy cũng sẽ cảm thấy áp lực bởi chính sự sáng tạo, rằng mình phải làm gì tiếp theo đây, sau rất nhiều những nội dung hay, viral.

Hiện tại, KOLs/influencers đã được coi là một kênh tiếp cận trong các chiến dịch truyền thông, bên cạnh radio, tivi, báo giấy, báo điện tử. Các nhãn hàng sẵn sàng đầu tư rất nhiều bởi KOLs/influencers chính là ‘nguyên liệu’ phát triển các kênh truyền thông khác. Chẳng hạn như hình ảnh KOLs/influencers tham dự sự kiện sẽ được đưa lên sóng truyền hình hoặc báo chí.

Chính vì KOLs/influencers đã được coi là một kênh tiếp cận mới, các bạn có tầm ảnh hưởng phải thực sự nghiêm túc và dành trọn tâm huyết với nghề. Mọi thứ không hề dễ dàng đâu dù đúng là thu nhập của các KOLs có tiếng sẽ khá cao.

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 3.

Với một thương hiệu được cho là ‘top of mind’ khi nhắc đến influencer marketing, nhãn hàng có đòi hỏi khắt khe hơn khi tìm đến The A List?

Các nhãn hàng có yêu cầu khắt khe sẽ tìm đến The A List thì đúng hơn. Hiện trên thị trường, The A List thường bị cho là báo giá cao hơn so với các agency khác. Tuy nhiên, giá cao vì rất nhiều lý do và một trong số đó là để đảm bảo công ty có thể hoạt động bền vững.

Với mức giá này, The A List vô hình chung mất rất nhiều khách nhỏ, song vẫn làm hài lòng được các nhãn lớn như Unilever, Masan, Vingroup, Viettel…Thậm chí họ còn cho rằng mức giá đó rất tốt. Chính vì thế, Hải nghĩ nếu có công thức và cách tính đúng, chắc chắn chúng ta có thể đi đường dài. Nhiều công ty quy mô nhỏ, giá ban đầu rất cạnh tranh nhưng chỉ sau 1,2 năm hoạt động không còn hiệu quả nữa.

Với mức giá đó, đổi lại, The A List đòi hỏi rất nhiều từ đội ngũ nhân sự. Chất lượng dịch vụ, cách mình lên kế hoạch cho mỗi chiến dịch phải thật chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp hơn. Hải cảm thấy rất vui vì The A List có cơ hội hợp tác với hầu như tất cả các khách hàng lớn và khó tính nhất thị trường. Có nhãn hàng đã đồng hành cùng Hải sang năm thứ hai, thứ ba. Đây là một minh chứng rõ nét, rằng nếu mình đem đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng tốt, công ty sẽ có thể phát triển bền vững và đi được đường dài.

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 4.
CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 5.

Ngược lại, The A List đặt ra tiêu chuẩn gì đối với các nhãn hàng, khi mà câu chuyện người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm kém chất lượng không hề mới?

Do hiện tại The A List chủ yếu làm việc với các nhãn hàng lớn nên vấn đề về chất lượng sản phẩm gần như không gặp phải quá nhiều. Nguyên tắc 80-20 luôn được tuân thủ, trong đó 80% doanh thu đến từ khách hàng cũ và 20% doanh thu còn lại đến từ khách hàng mới. Thông thường đối với các brand mới xuất hiện trên thị trường, chẳng hạn như mỹ phẩm, y tế, tiêu dùng… sẽ bắt buộc phải cung cấp đủ giấy tờ chứng nhận chất lượng để giảm thiểu tối đa rủi ro cho người sử dụng.

Trong một thị trường đầy tính cạnh tranh, The A List làm thế nào để bản thân không ‘cũ’, một màu?

Mỗi một năm, The A List đều đặt ra 2 tiêu chí: một là phát triển chiều rộng, hai là phát triển chiều sâu. ‘Rộng’ ở đây là không ngừng tìm kiếm các nền tảng, nhân tố mới. ‘Sâu’ tức là ứng với mỗi chiến dịch, The A List sẽ chuẩn chỉ quy trình và ngày càng đưa ra những định hướng, chiến lược tốt hơn. Hai tiêu chí này được duy trì từ những ngày đầu thành lập.

Ngoài ra, nhân sự của The A List trong mỗi chiến dịch đều phải trả lời được 2 câu hỏi. Một là chiến lược mọi người đặt ra là gì. Hai là có phương án nào tốt và hiệu quả hơn hay không. Tất cả đều khẳng định đây đã là điều tốt nhất rồi thì mới được.

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 6.

Cột mốc nào đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ nhất của The A List, từ 1 startup non trẻ trở thành công ty có tiếng trong giới agency?

Cột mốc đáng nhớ nhất có lẽ là tháng 8/2019, khi The A List trở thành vendor chính thức của Unilever sau 4 vòng pitching rất căng thẳng. Trở thành vendor chính thức đồng nghĩa với việc The A List sẽ được làm việc với gần 30 nhãn hàng của Unilever. Rất nhiều cơ hội đã mở ra sau cột mốc này.

Thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông cho các thương hiệu lớn, trong đó có Unilever, Masan, Unicharm, Sanofi…, The A List khi bắt đầu có cảm thấy áp lực?

Bây giờ Hải không áp lực quá nhiều đâu, thậm chí còn mong có cơ hội làm thêm nhiều chiến dịch lớn và khó hơn. The A List có đối mặt với thử thách mới biết sức mình tới đâu, giới hạn của mình là gì.

Thành tựu lớn nhất The A List đạt được là gì, cho đến thời điểm hiện tại?

Thành quả lớn nhất đối với The A List chính là hệ sinh thái 6 công ty, danh sách các khách hàng, đối tác lớn, uy tín trên thị trường và một mạng lưới KOLs/influencers rộng khắp. Hơn hết, tài sản lớn nhất chính là đội ngũ nhân sự của The A List. Buổi workshop kick off 2023 với gần 100 nhân sự cả 2 miền vừa qua đã cho Hải quá nhiều cảm xúc. Hải cảm nhận rõ sự đoàn kết, yêu nghề, yêu công ty của các bạn. Hải vui vì đã tạo ra một môi trường làm việc nơi các bạn trẻ sẵn sàng cống hiến và tìm thấy giá trị của mình.

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 7.
CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 8.

Động lực nào khiến Tuấn Hải quyết định xây dựng hệ sinh thái trọn gói ‘one-stop services’ dù đã sở hữu 2 công ty truyền thông có tiếng là Bread n’ Tea và The A List?

Thế giới này luôn vận động theo hệ sinh thái để bổ trợ cho nhau. Đọc các cuốn sách như Quả táo thần kỳ, Cuộc cách mạng của cọc rơm… khiến Hải nhận ra mọi thứ đều cần sự tương trợ. The A List nếu đứng một mình độc lập sẽ rất khó có lợi thế cạnh tranh và đó là động lực đưa The Talent, The Bros, The Influencer và The Sponsor ra đời. Tất cả đều hoạt động trong lĩnh vực influencer marketing, đều có lợi thế riêng và bổ trợ được cho nhau.

Hệ sinh thái The A List đóng vai trò như thế nào trong lĩnh vực quan hệ công chúng (PR) nói chung và influencer marketing nói riêng?

Hệ sinh thái The A List sẽ có thể đem đến nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn cho khách hàng. Về cơ bản, họ không muốn làm việc với quá nhiều đối tác trong cùng một chiến dịch. Đó là nhu cầu thực tế.

Hiện tại, hệ sinh thái The A List không chỉ cung cấp dịch vụ mà còn sáng tạo nên rất nhiều sự kiện, dự án. Chẳng hạn như tháng 8/2022, The Bros tổ chức HAY music festival với quy mô hơn 10 nghìn người và có sự tham gia của nhiều ban nhạc quốc tế, nghệ sĩ trong nước. Rất nhiều nhãn hàng và các bạn KOLs trong The Talent đã được kêu gọi cùng tham gia.

Sáu thương hiệu trong cùng một hệ sinh thái, Tuấn Hải có sợ chúng bị loãng và mất chất riêng?

Không thể mất chất riêng vì mỗi thương hiệu lại có một USP (unique selling point). The A List chuyên làm influencer marketing booking KOLs. The Sponsor là nền tảng liên quan đến giới thiệu, kết nối tài trợ. The Talent làm đại diện thương mại độc quyền. The Bros chuyên sản xuất các chương trình âm nhạc trải nghiệm. The Influencer là trang tin liên quan đến influencer marketing. Cũng hy vọng kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình có thể góp công sức, dù rất nhỏ thôi, để định hình thị trường một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn.

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 9.

Tiêu chí hệ sinh thái The A List đặt ra đối với các gương mặt đại điện độc quyền thương mại là gì?

Ở The Talent, Hải sẽ đánh giá profile KOLs. Họ hoạt động trong lĩnh vực nào, cách sáng tạo nội dung ra sao, có văn minh và phù hợp với tiêu chí nhãn hàng đặt ra hay không. Hải cũng sẽ xem bạn đó từng hợp tác với The A List hay chưa và trong quá trình đó, cách bạn xử lý vấn đề, truyền tải thông điệp như thế nào. Những gương mặt từng làm việc với The A List 2,3 lần sẽ được ưu tiên.

Duy trì và phát triển một hệ sinh thái lớn không dễ. Khó khăn và thách thức trong hành trình này là gì?

Hải luôn nhìn mọi vấn đề như cơ hội để cải thiện và phát triển bản thân, vậy nên, Hải thường không dùng từ “khó khăn”. Hành trình xây dựng hệ sinh thái The A List hiện hữu rất nhiều thách thức bởi mình là người đi đầu. Chẳng hạn như The Talent là một trong những công ty đầu tiên phát triển hình thức thương mại độc quyền. The Sponsor cũng thế, nền tảng kết nối tài trợ đầu tiên ở Việt Nam. Vì tiên phong, Hải phải tự đào sâu tìm hiểu quy trình, làm sao để mọi thứ chỉn chu nhất có thể.

Nhiều người cho rằng mạng lưới khách hàng và đối tác ‘khủng’ của hệ sinh thái The A List là thành công đáng ngưỡng mộ với bất kỳ agency nào. Tuấn Hải nghĩ sao về điều này?

Sở hữu một mạng lưới rộng lớn các khách hàng, đối tác là lợi thế của hệ sinh thái The A List. Đây là thành quả sau một chặng đường dài bền bỉ không ngừng cố gắng và khó có thể đạt được chỉ trong ngày một ngày hai. Mạng lưới đó phải mất tới 4,5 năm mới có thể thành hình.

Trong năm 2023, The A List đặt mục tiêu tăng trưởng 30%. Trong năm 2022, công ty thậm chí còn vượt 11% chỉ tiêu tăng trưởng. Đây thực sự là con số đáng tự hào sau 2 năm gián đoạn vì dịch bệnh.

Do 4,5 năm vừa qua đều là khoảng thời gian tăng trưởng nóng, vậy nên bước sang năm 2023, hệ sinh thái The A List sẽ tập trung phát triển chuyên môn, con người và sức khỏe tinh thần. Từ năm 2022, hình thức coaching đã được áp dụng cho toàn bộ đội ngũ nhân sự. Các khóa học ngắn hạn, workshop thực tế nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Khi mọi người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho công ty, thì ở đâu đấy, công ty cũng mong muốn có thể đồng hành cùng các bạn, cả về mặt tinh thần lẫn con người.

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 10.

Được nhiều người mệnh danh là ‘hoàng tử khởi nghiệp’, Tuấn Hải đến nay đã ‘bỏ túi’ bao nhiêu dự án rồi?

Tính từ năm 2008, đến nay Hải đã thực hiện 14 dự án đa dạng lĩnh vực, từ thời trang, cafe, wedding planner đến nội thất vì có cảm hứng với quá nhiều thứ. Trên hành trình đó, Hải nhận ra để có thể tồn tại, mục tiêu cao nhất là phát triển bản thân. Đó là lý do vì sao Hải thích khởi nghiệp. Mình sẽ phải luôn phải không ngừng suy nghĩ, cố gắng để có thể đúc rút nhiều bài học, trải nghiệm quý giá.

Những năm đầu, thích là làm. Sau đó Hải nhận ra sự ‘thích’ đó nếu không được duy trì sẽ rất phí phạm. Chính vì vậy, một hệ sinh thái cần phải được ra đời để bổ trợ và tính đường dài cho The A List.

Trải qua rất nhiều lần khởi nghiệp và đảm nhận các vai trò khác nhau, Hải hiểu và trân trọng tất cả những người cùng đồng hành với mình trong hành trình này.

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 11.

Mỗi lần khởi nghiệp là một lần dấn thân vào lĩnh vực mới. Tuấn Hải những ngày đầu có cảm thấy ‘ngộp’?

Duy trì là thứ khó nhất khi khởi nghiệp, bởi ‘đường dài mới biết ngựa hay’. Trước đây, Hải rất dễ dàng bắt đầu và tạo ra xu hướng cho thương hiệu. Sáu tháng đầu bao giờ khách cũng rất đông vì Hải luôn làm những thứ mới, concept mới. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là câu chuyện mở và có khách trong 3-6 tháng thì dễ lắm. Duy trì và phát triển bền vững nó trong khoảng thời gian dài mới là thách thức.

Cho rằng ‘Đã làm sẽ sai. Không làm thì không sai’, phải chăng Tuấn Hải trước khi khởi nghiệp đều chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất?

Thách thức luôn hiện hữu, ngay cả khi The A List đã có nhiều thành tựu. Hải tâm niệm thời điểm đứng trên đỉnh cao luôn là khoảng thời gian nguy hiểm nhất.

Sở dĩ quy luật của cuộc sống là thành-trụ-hoại-diệt, vậy nên trong bất kỳ giai đoạn nào, bản thân phải luôn luôn tỉnh táo và ý thức được vị thế mình đang ở đâu. Có như vậy mới không chông chênh và vững vàng.

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 12.

Câu chuyện bỏ 20 triệu thu về trăm tỷ sau 3 năm có phải lần khởi nghiệp thành công nhất hay không?

Chúng ta luôn sở hữu hai loại tài sản: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Mọi người sẽ chỉ muốn tập trung vào tài sản hữu hình là 20 triệu Hải góp vốn thành lập công ty. Tuy nhiên, trong hành trình biến những thứ vô hình, chẳng hạn như kiến thức, trải nghiệm, thương hiệu cá nhân…trở nên hữu hình, Hải đã dồn mọi tâm sức và nỗ lực hết mình. Mọi người hay bị áp lực bởi tài sản hữu hình mà quên mất rằng giá trị con người được tạo ra bởi những tài sản vô hình.

The A List có lẽ là câu chuyện khởi nghiệp thành công nhất, khiến Hải tự hào và dành nhiều tâm sức nhất. Đây chắc chắn là thành tựu đáng quý trong hành trình khởi nghiệp của Hải.

CEO 9X của The A List: Được mệnh danh là hoàng tử khởi nghiệp, startup 14 lần trong 15 năm, hiện là ông trùm trong giới agency - Ảnh 13.

Lời khuyên của Tuấn Hải trong vai trò CEO kiêm co-Founder đối với các bạn trẻ đang nung nấu ý định khởi nghiệp?

Nghĩ ít thôi, mọi người hãy bắt tay vào làm đi - Đó là lời khuyên của Hải. Bởi có nghĩ cũng không thể ra hết được vấn đề. Nếu muốn, hãy cứ làm đi đã. Khó khăn đến đâu, mình xử lý tới đó. Nếu mình làm, ít nhất cơ hội thành công là 50%, còn nếu không làm thì gần như chẳng còn cơ hội.

Cảm ơn những chia sẻ của Hải!

Theo Huệ Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên