MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO akaBot: Công nghệ Việt cần định vị toàn cầu khi ra thế giới

21-11-2022 - 10:00 AM | Thị trường

CEO akaBot: Công nghệ Việt cần định vị toàn cầu khi ra thế giới

Nhiều sản phẩm công nghệ Việt góp phần vào quá trình chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp toàn cầu. CEO akaBot ông Bùi Đình Giáp chia sẻ thêm cách thức gia tăng năng lực cạnh tranh cho giải pháp công nghệ Việt khi vươn ra quốc tế.

Nguồn nhân lực Việt tham gia vào chuyển đổi số cho doanh nghiệp toàn cầu

Đặt trong bối cảnh đầy biến động của nền kinh tế thế giới, chuyển đổi số càng khẳng định vai trò thiết yếu qua việc thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống và tạo ra giá trị kinh tế vượt trội. Theo báo cáo từ công ty phần mềm và dịch vụ máy tính PTC, hơn một nửa (52%) các doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỷ đô đã hoàn thành chặng đường chuyển đổi số. Trong hành trình này, rất nhiều tập đoàn, công ty toàn cầu đã lựa chọn các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam làm "bàn đạp" để bứt tốc đẩy nhanh số hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tập đoàn Schaeffler, một trong những nhà cung cấp hàng đầu cho lĩnh vực ô tô và công nghiệp đã có mặt trên hơn 50 quốc gia trên thế giới luôn ưu tiên theo đuổi các giải pháp công nghệ thông minh và tiên tiến. Nhận thức được tầm quan trọng của tự động hóa (RPA), tập đoàn Schaeffler bắt đầu triển khai công nghệ này từ bài toán 1000 email được xử lý mỗi tháng và gặt hái được những thành công đầu tiên.

Tại sự kiện toàn cầu World RPA & AI Summit 2022 vừa qua, ông Christian Koegler - Chuyên gia Trung tâm dịch vụ số hóa, Tập đoàn Schaeffler AG chia sẻ: "Tại Schaeffler, chúng tôi coi chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua việc đạt được hiệu suất cao hơn, sự linh hoạt và đổi mới. Chúng tôi đã tìm được đối tác FPT, một công ty Việt Nam cung cấp robot tự động hóa cho doanh nghiệp. Việc áp dụng tự động hóa quy trình giúp chúng tôi cải thiện đáng kể năng suất lao động, cụ thể các robot RPA đã giúp Schaeffler xử lý hơn 200 quy trình khác nhau."

CEO akaBot: Công nghệ Việt cần định vị toàn cầu khi ra thế giới - Ảnh 1.

Ông Christian Koegler, đại diện Schaeffler và chuyên gia tư vấn RPA từ akaBot, FPT Software chia sẻ tại sự kiện World RPA & AI Summit 2022

Từ ứng dụng với các quy trình đơn lẻ, bức tranh tự động hóa của Schaeffler đã được mở rộng hơn, tính tới nay đã có hơn 200 dự án RPA được triển khai trên toàn cầu với khoảng 190,000 giao dịch được xử lý bằng robot mỗi tháng. Xuyên suốt hành trình này, FPT Software được lựa chọn trở thành đối tác công nghệ đồng hành cùng Schaeffler, đáp ứng các yêu cầu của tập đoàn với sự làm chủ về công nghệ lõi như RPA, AI,... cùng đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm trong thực hiện các dự án RPA lớn, khả năng mở rộng quy mô với thời gian ngắn, phương pháp vận hành linh hoạt cũng như mức chi phí hợp lý.

Sản phẩm công nghệ "Make-in-Vietnam" cần định vị toàn cầu để vươn ra thế giới

Sự kiện thường niên World RPA & AI Summit 2022 diễn ra tại Berlin tháng 10 vừa qua quy tụ những chuyên gia từ nhiều nhà cung cấp giải pháp hàng đầu như FPT Software, SS&C Blue Prism, RPA Supervisor, Cognity,...

Giải pháp tự động hóa bằng robot akaBot thuộc hệ sinh thái FPT Software mang tới triển lãm bài chia sẻ "Tiếp cận tự động hóa theo hướng linh hoạt giúp tối ưu vận hành doanh nghiệp", khu giới thiệu công nghệ cùng phần tham luận ở phiên tọa đàm chung. Các chuyên gia từ akaBot, FPT Software đã đem đến một bức tranh toàn cầu, toàn diện về ứng dụng tự động hóa thông minh ở các ngành dọc, thể hiện qua những câu chuyện thành công, thách thức và bài học thực tế.

Chia sẻ về chủ đề gia tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, ông Bùi Đình Giáp, CEO akaBot, FPT Software nhận định "Về mặt công nghệ, các sản phẩm Việt Nam hiện nay tự tin "xuất khẩu" ra thế giới. Ngay từ khi phát triển các ý tưởng mới, chúng ta cần định vị đây là sản phẩm toàn cầu với hướng tiếp cận khác với khách hàng truyền thống. Khi đó, các công ty công nghệ Việt cũng cần nguồn nhân lực toàn cầu, am hiểu và có kinh nghiệm tại thị trường các nước có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn."

Chia sẻ trên tạp chí Forbes Việt Nam, ông Bùi Đình Giáp khẳng định, công nghệ thôi là chưa đủ, tự động hóa cần có sự tham gia phối hợp giữa cả con người, quy trình và công cụ. Có nhiều lo ngại rằng công nghệ RPA sẽ thay đổi các nghiệp vụ truyền thống của nhân viên trong doanh nghiệp hoặc thậm chí loại bỏ một vài vị trí, gây xáo trộn trong quản lý con người và quy trình hiện có, đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần có những chiến lược để chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay thế này.

"Chiến lược của chúng tôi đó là không chờ thay đổi đến để đáp ứng, mà chủ động dẫn dắt và quy hoạch mọi sự thay đổi", ông Giáp khẳng định. "Đặc biệt với chuyển đổi số, đây không phải là bài toán có kết quả bằng 0, mà là hành trình tạo ra giá trị gia tăng".

Với hơn 5.000 robot phục vụ 2000 khách hàng tại 20 quốc gia trên thế giới, akaBot đã giúp các doanh nghiệp tăng tốc kiến tạo môi trường làm việc số, đem lại lợi ích cho khoảng 10 triệu người dùng hàng ngày. Nằm trong hệ sinh thái FPT Software, akaBot liên tục nhận các giải thưởng quốc tế như RPA Leader tại Báo cáo Mùa xuân, Mùa hè và Mùa thu (G2, 2022), Top 21 RPA Vendors tại báo cáo Gartner Peer Insights năm 2021, Giải pháp cho Ngân hàng tự động hóa quy trình nổi bật Việt Nam của The Asian Banker năm 2021, Giải Vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương 2021, ...

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên