CEO Amazon Global Selling Việt Nam: Nếu coi TMĐT là một ngành xuất khẩu, đây sẽ là lĩnh vực đứng thứ 5 tại Việt Nam vào 2026
Vào ngày 8/6, tại Hà Nội, Amazon Global Selling đã ký kết biên bản ghi nhớ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) – Bộ Công Thương cùng hợp tác triển khai sáng kiến “Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”.
- 08-06-2022Giả trai lừa vay tiền của phụ nữ đầu tư tiền ảo
- 08-06-2022Telegram phản hồi về lỗ hổng bảo mật làm lộ nội dung chat của nhiều hội nhóm kín
- 08-06-2022Apple chuyển hướng thành công ty fintech?
Sáng kiến đặt mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới tại Việt Nam trong 5 năm tới, từ đó nâng cao năng lực và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp địa phương thông qua thương mại điện tử (TMĐT).
Theo báo cáo "Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua Thương mại điện tử Việt Nam" đánh giá, TMĐT xuyên biên giới chiếm 36% tổng doanh thu TMĐT của Việt Nam. Cụ thể, tổng doanh số từ hoạt xuất khẩu thông qua TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam đạt mức 74,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2021.
"Nếu MSME tăng tốc áp dụng TMĐT, giá trị này có thể đạt tới 256,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2026", ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nhấn mạnh.
Ước tính, tổng giá trị giao dịch (GMV) TMĐT tại Việt Nam tăng trưởng 34% mỗi năm từ 2020 và dạt 660 nghìn tỷ đồng (29 tỷ USD) vào năm 2025. Theo chia sẻ của ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, nếu coi TMĐT B2C là một ngành hàng xuất khẩu, đây sẽ là lĩnh vực đứng thứ 5 tại Việt Nam vào năm 2026.
Vào ngày 8/6, tại Hà Nội, Amazon Global Selling đã ký kết biên bản ghi nhớ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) – Bộ Công Thương cùng hợp tác triển khai sáng kiến “Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”
Trao đổi với Trí Thức Trẻ, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam đánh giá, Việt Nam có lợi thế về số lượng người trẻ hiểu biết về thương mại điện tử và online marketing vô cùng lớn. Đây chính là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận thông tin, cải thiện năng lực của doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất của khu vực Đông Nam Á khi năng lực sản xuất đang phát triển ngày càng nhanh và mạnh.
Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, bên cạnh những cơ hội phát triển, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường tiềm năng nhờ vào TMĐT xuyên biên giới, vẫn tồn tại những bất cập đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên một số khía cạnh như thông tin, năng lực, chi phí và quy định.
"Mặc dù số lượng những người biết về các hình thức kinh doanh online và xuất khẩu ở Việt Nam tương đối nhiều, nhưng hai đối tượng này vẫn còn tách biệt với nhau, và nếu so với những nước đã có kinh nghiệm lâu năm trong xuất khẩu xuyên biên giới, mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp Việt về lĩnh vực này vẫn còn hạn chế", ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nhận định.
"Do đó, chúng tôi đang rất nỗ lực để nâng cao mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về TMĐT, trong đó có chương trình 'Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá'", ông Gijae Seong chia sẻ.
Theo đó, khi tham gia chương trình, các doanh nghiệp và nguồn nhân lực trẻ Việt Nam sẽ được đào tạo với hơn 20 khoá học đa dạng nội dung như: TMĐT xuyên biên giới, nghiên cứu thị trường, xây dựng danh mục sản phẩm, đăng ký và bảo vệ thương hiệu, quy trình bán hàng trên Amazon.
Nội dung đào tạo chương trình "Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá"
Được biết, trong năm 2022, chương trình sẽ được khởi động tại TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, cùng với một số địa phương khác. Với sự hợp tác của Amazon Global Selling và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA), chương trình hướng tới mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới cho 10.000 doanh nghiệp trong giai đoạn 2022-2026.
Thông qua chương trình hợp tác này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng về kinh doanh thương mại điện tử, các kiến thức chuyên ngành về xuất nhập khẩu, nắm bắt thông tin thị trường, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, chương trình cũng là cầu nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới, từng bước xây dựng thương hiệu cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.