MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo!

01-09-2022 - 12:00 PM | Sống

"Người nghệ sĩ cần có và cần đầu tư đội ngũ truyền thông, cần phải quán triệt và kịp thời"- CEO Châu Lê chia sẻ.

CEO Châu Lê chia sẻ về sự nghiệp

Sau 4 năm đồng hành, CEO Châu Lê đã nói lời tạm biệt với cùng ngôi sao trẻ hàng đầu Sơn Tùng vào tháng 1/2022. Rời M-TP Entertainment, CEO Châu Lê đã từng định hướng sẽ chuyển sang một lĩnh vực khác. Nhưng khi nhìn lại, với những kinh nghiệm đã có cùng góc nhìn so sánh nền giải trí Việt Nam với một số nước khác mà anh có dịp trải nghiệm và hợp tác cùng, CEO Châu Lê muốn làm một điều gì đó để giúp Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp giải trí nghệ thuật đặc sắc, vững mạnh.

Vì thế, anh quyết định quay trở lại với lĩnh vực nghệ thuật mà mình từng gắn bó với một cái tên mới Bamboo Artist Agency (BAA) và một hình thức rất mới: khai thác thương mại cho nghệ sĩ. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị với CEO Châu Lê, vẫn luôn là một người tự tin, bản lĩnh và hiểu rất rõ về ngành công nghiệp giải trí, CEO Châu Lê đã có nhiều chia sẻ giá trị về chặng đường sự nghiệp đã qua, cùng những ước mơ khao khát mà anh mong muốn sẽ đạt được trong tương lai.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 2.
CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 3.

Không lâu sau khi rời khỏi vị trí CEO của công ty giải trí của Sơn Tùng M-TP, anh thành lập 1 agency đại diện cho nghệ sĩ. Liệu đây có phải là lý do để anh dừng lại ở công ty của Sơn Tùng?

Nói thật là khi dừng lại, ban đầu tôi đã định chuyển hẳn sang 1 mảng khác là metaverse, lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Nhưng tôi cứ suy nghĩ về bản thân, trăn trở về những gì mình có thể cống hiến tốt hơn nữa. Những năm qua tôi tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm ở cả giải trí Việt Nam với các đối tác Hàn Quốc, Mỹ; tôi thấy họ cách chúng ta một khoảng cách rất xa. Nên tôi nghĩ đến lập một công ty trong mảng giải trí, dùng hết tất cả kinh nghiệm và kiến thức để tạo ra nền tảng mới cho anh em nghệ sĩ, đó là BAA Agency, sẽ giúp đại diện nghệ sĩ khai thác thương mại.

Thực tế thì trở thành đại sứ thương hiệu, có những hợp đồng vài tỷ đồng là điều nghệ sĩ nào cũng muốn. Theo anh thì điều gì họ còn bỏ lỡ mà BAA sẽ làm tốt hơn các ekip ca sĩ đang tự làm? Thực tế vài năm nay đang có nhiều agency quan tâm và phát triển theo hướng khai thác thương mại cho nghệ sĩ, tuy chưa nhiều nhưng cũng khá thành công và đã tồn tại 1, 2 năm?

Lúc tôi làm, tôi có cơ hội tiếp cận với rất nhiều thương hiệu khác nhau, và hợp đồng tôi ký thì có giá trị rất cao. Cơ hội dành cho nghệ sĩ Việt Nam còn rất nhiều, cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để khai thác thương mại tốt và tôi nghĩ đó là sự đầu tư xứng đáng cho công sức, chất xám của anh chị em nghệ sĩ bỏ ra những năm qua.

Khi lập ra, tôi có tâm thế rất thoải mái bởi vì tôi rất tự tin với những gì tôi đã làm trong mấy năm qua. Tôi có cơ hội va chạm và tiếp xúc với các hợp đồng giá trị cao, tôi biết khoảng thời gian để chinh phục và hoàn thành hợp đồng đó sẽ tốn bao nhiêu, kết quả nhận được sẽ tương xứng như thế nào. Hướng đi của tôi sẽ chỉ tập trung vào hai thứ thôi, một là đại diện khai thác thương mại cho các nghệ sĩ Việt Nam, thứ hai là BAA sẽ đại diện cho nghệ sĩ quốc tế. Chỉ tập trung hai mảng này thôi, để có thể hình thành nên sự chuyên nghiệp và tạo nên một mảnh ghép không thể thiếu của ngành trong ngành giải trí. Tôi tin rằng trong tương lai sẽ có nhiều đơn vị như BAA, hình thành nên bệ phóng cho nhiều nghệ sĩ, đó là một tín hiệu rất tốt cho ngành giải trí. Càng nhiều đối thủ thì càng tốt. Lúc đó mọi người cần phải thể hiện năng lực của mình nhiều hơn.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 4.

Công ty anh sẽ chỉ tập trung vào việc đại diện và khai thác thương mại cho nghệ sĩ, hoàn toàn không dính dáng đến quản lý và định hướng hoạt động của nghệ sĩ như công việc trước đây?

Tôi lập ra một công ty thì việc đầu tiên tôi nghĩ là công ty sẽ tập trung vào mảng nào, khách hàng của mình là ai, đối thủ của mình là ai, những người bạn của mình là ai và kẻ thù của mình là ai. Tất nhiên tôi sẽ làm sao để hoạt động của mình ít cản trở, không muốn có quá nhiều đối thủ cũng như ảnh hưởng đến những người khác.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 5.

Vậy nên BAA chỉ làm đại diện cho nghệ sĩ về khai thác thương mại. Ở Việt Nam hình thức này chưa nhiều, nhưng ở nước ngoài thì nước nào cũng rất nhiều công ty đại diện nghệ sĩ như vậy. Chúng ta cần rất nhiều thời gian để phát triển cho chuyên nghiệp hơn, tôi chỉ tập trung vào đại diện khai thác thương mại nghệ sĩ chứ không tham gia đào tạo, phát triển hay quản lý nghệ sĩ.

Đây cũng là lý do tại sao tôi làm với onionn. Qua thời gian hợp tác chung tôi thấy onionn. có tư duy, triết lý âm nhạc rất đáng quý. Ở công ty cũ, onionn. sẽ không phát huy được hết, khi là producer bạn sẽ phụ thuộc vào các dự án của ca sĩ trong công ty.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 6.

Tôi đã khuyên onionn. nên lập công ty riêng, con đường của bạn nên khao khát làm. onionn. có công ty riêng của bạn, tôi có công ty của tôi và cả 2 sẽ làm đúng những gì cả 2 giỏi nhất. Tôi không lý do gì lập công ty đào tạo, phát triển nghệ sĩ nữa; biết đến bao giờ tôi mới đạt lại đỉnh cao như trước đây? onionn. sẽ có nhiều thời gian để nghiên cứu âm nhạc, tập trung sản xuất. BAA sẽ chỉ tập trung khai thác thương mại vì phần nhạc đã có người giỏi như onionn. làm rồi.

Ở đây có một điều khó: để khai thác thương mại có chiến lược sẽ phải hiểu nghệ sĩ rất rõ và phải can thiệp sâu vào chiến lược xây dựng hình ảnh nghệ sĩ. Ngược lại, chưa chắc nhãn hàng hay các bên đại diện thương mại đã hiểu hoàn toàn về con người, tố chất nghệ sĩ, và không dễ để thuyết phục nghệ sĩ tin tưởng theo định hướng mình muốn?

Câu hỏi thực sự chính xác về thực trạng hiện tại trong ngành giải trí. Tôi thì rất tự tin, vì tôi đã làm một ở một công ty giải trí với nghệ sĩ có độ cực đoan rất cao trong nghệ thuật, tôi hiểu được cái mong mỏi sau cùng của người nghệ sĩ trong quá trình họ làm nghệ thuật là thế nào.

Ở thế giới thị trường nào cũng có những hợp tác thú vị giữa thương hiệu và nghệ sĩ. Ở Việt Nam hợp tác giữa nhãn hàng và nghệ sĩ đã và đang có rất nhiều; nhưng không nhiều sự hợp tác có phát triển và duy trì lâu dài.

Tôi chắc chắn Khi BAA đưa ra sự kết hợp của thương hiệu và nghệ sĩ thì sẽ tạo ra sự thăng hoa và hỗ trợ lẫn nhau để cân bằng cảm xúc hai bên.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 7.

Việc cân bằng có thể đã từng rất dễ khi anh đại diện cho Sơn Tùng, vì dù sao đi nữa Sơn Tùng vẫn là nghệ sĩ có giá trị thương mại với nhãn hàng bậc nhất Việt Nam trong nhiều năm, nhãn hàng sẽ dễ dàng thỏa hiệp và lắng nghe làm việc với Tùng. Nhưng không phải nghệ sĩ nào cũng được tôn trọng và đặt ngang hàng như vậy. Rất nhiều trường hợp nghệ sĩ sẽ thỏa hiệp trước một hợp đồng có giá trị quá lớn, khi mà nó mang lại cho họ doanh thu gấp nhiều lần show diễn và giúp họ đầu tư hết mức cho dự án âm nhạc tiếp theo?

Trường hợp đó vẫn đang xảy ra tại thị trường giải trí. Nhưng tôi lại có góc nhìn thế này: mọi sự hợp tác đều cần win-win, nếu chỉ 1 bên win thì không bao giờ có lần thứ hai đâu. Nếu nhãn hàng miễn cưỡng chiều vì nghệ sĩ quá hot, lần thứ hai họ sẽ nghĩ mình có nên đánh đổi tiếp như vậy hay không? Và nếu sự hợp tác đó ảnh hưởng lâu dài đến nghệ sĩ, liệu họ có nhận lời lần thứ hai nữa không?

Việc của chúng ta cần làm là làm sao để cân bằng được hai bên, lấy được cái hay của nghệ sĩ và cả nguồn lực nhãn hàng tạo ra một giá trị lớn hơn rất nhiều. BAA nhận ra việc vẫn đang diễn ra và chúng tôi sẽ dùng ngôn ngữ của nghệ sĩ, ngôn ngữ am hiểu nhãn hàng để kết nối hai bên, tạo nên sự hợp tác cả hai đều vui vẻ.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 8.

Anh nghĩ thế nào về nhận định của giới Agency rằng giá trị thương mại của Sơn Tùng rất lớn và vẫn chưa có nghệ sĩ nào có thể đạt được ngang hàng?

Trong thời gian tôi làm với Tùng, tôi đã chia sẻ với Tùng rất nhiều về vấn đề ở nước ngoài một hợp đồng đại sứ thương hiệu giá trị lên tới hàng chục triệu đô, vậy ở Việt Nam, bao giờ hoặc làm thế nào để có chuyện đó xảy ra? Trước khi đến chục triệu đô phải là trăm ngàn đô, vậy làm sao để ra con số này? Mình phải thực sự tạo ra được giá trị không thể thay thế. Phải luyện tập mỗi ngày, từ bỏ những thứ làm người ta thấy mình ở một góc độ khác, những thứ đó không tạo ra giá trị cho mình thì hãy từ bỏ! Hãy tập trung làm cho mình ngày càng tốt hơn và nuôi dưỡng cái lõi năng lượng của mình thật lớn. Khi đó người ta nhìn mình sẽ công nhận ngay lập tức.

Khi tôi làm, tôi có trao đổi với Tùng đó là hợp đồng này giá trị rất lớn, đòi hỏi trong thời gian này chúng ta phải hạn chế xuất hiện, không để hình ảnh cá nhân ở bên ngoài quá nhiều làm ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng đó hoặc nhãn hàng gửi thông báo hỏi mình tại sao anh không biết giữ hình ảnh. Khi làm được những chuyện đó, nghệ sĩ ngày càng có thời gian tập trung gia tăng lượng chất xám trong sản phẩm, và nhãn hàng sẽ ngày càng đầu tư hơn cho nghệ sĩ. Khi tôi làm, quy mô bắt đầu đi xa hơn, MV không còn là 1 tỷ nữa, mà là 3 tỷ. MV 3 tỷ rồi, lại cần đầu tư nhiều hơn, để thu được nhiều hơn, vậy mình sẽ mời nghệ sĩ quốc tế khi các anh em đồng nghiệp chưa đủ điều kiện để làm, vì mời quốc tế thì không phải chỉ cần tiền. Phải có một đội ngũ giỏi, cách tiếp cận tốt và một hệ sinh thái đủ mạnh cho sự hợp tác đó.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 9.

Tôi rất yên tâm về giá trị thương mại của Tùng. Khi Tùng quyết tâm mời Snoop Dog, đó là một câu chuyện mà sau này các bạn trẻ sẽ còn nói và sẽ nghĩ đến ít nhất một lần phải thử cảm giác đó. Khi một người dám bỏ ra 1 triệu đô để làm MV thì người đó có giá trị tương xứng rất nhiều lần.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 10.

Khi khai thác thương mại, làm với một nghệ sĩ có giá trị như Tùng như anh nói thì chắc chắn là rất đã. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa nhiều người có cơ hội có giá trị thương mại lớn như của Tùng, và nếu hợp tác ngắn hạn thì anh cũng khó giúp họ đạt đến tầm cỡ như Tùng trước đây?

Cái tôi chú trọng đó là lựa chọn các anh chị em nghệ sĩ có cùng năng lượng, cùng cách nghĩ với mình, khi đó chúng ta sẽ tạo ra được sự thăng hoa. Tôi không phải một người ép buộc người khác phải theo ý mình, điều đó sẽ không tạo ra giá trị.

Trước đây làm với Tùng, tôi tự tin vì tôi nhìn vào sự khổ luyện của Tùng. Tôi nói chuyện với Tùng mỗi ngày, nhìn ước vọng, ý chí của Tùng và tôi đưa ra những vấn đề cần điều chỉnh. Ví dụ: khi tôi bắt đầu làm, 1 tuần Tùng đi diễn 2 show, 1 năm 100 show. Nhưng tôi nói không, 2 tuần diễn 1 show, một năm chỉ còn diễn 25 đến 30 show thôi. Như vậy sẽ giảm được rất nhiều thời gian cho nghệ sĩ. Diễn quá nhiều là bạn đang có nguy cơ lặp lại, không có cái mới, tại sao khán giả phải trả tiền cho những tiết mục đó?

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 11.

Khi có thêm nhiều thời gian, sẽ có điều kiện để bạn làm mới mình, có những sáng tạo mới, có sáng tác mới hay nghĩ thêm những chia sẻ tương tác mới mẻ với khán giả, tăng thêm giá trị. Khi có nhiều thời gian đầu tư chất xám cho từng lần mình xuất hiện, lần tiếp theo giá trị xuất hiện của bạn sẽ lớn hơn. Đó cũng là khổ luyện.

Dưới góc độ tôi nhìn nhận, Sơn Tùng là ngôi sao hiếm hoi ở Việt Nam khá là kiên quyết trong việc giữ gìn hình ảnh và rất có kỷ luật cũng như ý thức về vị trí và trách nhiệm cho hình ảnh của mình. Anh có nghĩ vậy?

Trong thời gian tôi làm với Tùng, nói thật Tùng là người nghệ sĩ rất hiếm. Để có thể từ bỏ một số sở thích cá nhân để theo đuổi con đường nghệ thuật và giữ gìn hình ảnh ở mức đó là rất hiếm. Khi tôi làm với Tùng thì Tùng đã có sẵn điều đó rồi. Tôi chỉ là người làm điều đó quán triệt hơn. Thứ mà người ta yêu thích đều độc bản, đều limited, vậy thì mình sẽ làm sao? Bù lại trong khi mình ít xuất hiện như vậy, mình phải suy nghĩ, mày mò và chuốt lại âm nhạc của mình cho ngày càng hay hơn, lạ hơn, ngày càng quỷ quái hơn. Khi đó mọi người sẽ hiểu: người nghệ sĩ này xuất hiện ít như vậy là để tập trung chuẩn bị cho các sản phẩm nghệ thuật.

Thế nhưng dù được khen ngợi ở giá trị thương mại, quảng cáo; khía cạnh âm nhạc của Tùng hay bị giới chuyên môn hay khán giả nhận định không hay khi đến giờ này vẫn chưa có album, sản phẩm âm nhạc quá nhỏ giọt so với vị trí ca sĩ hàng đầu thị trường. Liệu chiến lược limited này có quá cực đoan?

Ở công ty cũ, tôi là người điều hành quản trị, khai thác thương mại. Còn nghệ thuật thì Tùng đã đầy đủ hết rồi. Tùng hiểu rõ âm nhạc Tùng đang làm, nơi Tùng đang ở; tôi chỉ chia sẻ thêm là nước ngoài đang làm thế nào. Những gì Tùng làm ra và phát hành, tôi không lo lắng nhiều; đôi khi tôi sẽ xem và đưa ý kiến để mọi thứ không mất kiểm soát nhưng phần lớn Tùng là người quyết định và chủ động sáng tạo.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 12.

Tôi nghĩ vào thời điểm trước đây, thước đo là YouTube nên chiến lược quảng bá sản phẩm sẽ rất khác. Tư tưởng và suy nghĩ của nghệ sĩ cũng thay đổi theo từng giai đoạn.

Vậy việc Tùng thận trọng và ra sản phẩm nhỏ giọt là chiến lược riêng chứ không phải do định hướng của công ty?

Tùng có sản phẩm thế nào, ra mắt thời điểm nào là Tùng quyết định. Tôi nhiều khi muốn sản phẩm ra sớm hơn nhưng Tùng cảm thấy chưa sẵn sàng thì sẽ theo quyết định của Tùng. Tôi hoàn toàn tôn trọng điều đó, nghệ sĩ phải thỏa mãn với tác phẩm nghệ thuật của mình trước khi đưa ra ngoài. Nếu nghệ sĩ chưa thỏa mãn thì tốt nhất đừng đưa ra.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 13.
CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 14.

Theo kinh nghiệm của anh, những ồn ào gần đây liệu có ảnh hưởng xấu đến giá trị thương mại của Tùng không?

Câu hỏi này quá khó để trả lời.

Trong thời gian có khá nhiều những tin tức và tranh cãi không mấy tích cực, Sơn Tùng đang hoàn toàn không có một ekip đại diện về truyền thông - một điều hiếm thấy với những ngôi sao hạng A. Theo anh điều này có phải là một yếu tố rất rủi ro khi xảy ra những bùng phát thông tin không thuận lợi cho hình ảnh nghệ sĩ?

Theo tôi nghĩ, người nghệ sĩ sẽ phải luôn đối diện với truyền thông. Nhưng tuỳ theo cách người nghệ sĩ sẽ nhìn truyền thông là bạn hay không phải bạn; hay nửa bạn nửa không phải bạn. Điều đó sẽ yêu cầu sự khéo léo, tinh tế của người nghệ sĩ. Trong giới giải trí Việt Nam, có nhiều nghệ sĩ rất khéo léo, họ không vướng phải những việc như vậy. Còn truyền thông với Tùng thì tôi hiểu Tùng sẽ nhìn nhận là khi Tùng và công ty đang tạo ra nhiều giá trị tốt, truyền thông giúp những giá trị tốt ấy lan tỏa hơn. Nếu để ý Tùng sẽ luôn chia sẻ: Tùng có bản nhạc này tặng mọi người.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 15.

Tôi đồng ý quan điểm của bạn, những công ty lớn như Tùng phải có đội ngũ truyền thông lớn, phải nắm rõ được những việc thế này sẽ ảnh hưởng thế nào. Tôi cũng từng chia sẻ về việc công ty cần có những ban bệ lớn hơn, những người giỏi hơn để xử lý những việc có thể ảnh hưởng đến giá trị thương mại. Có nhiều chuyện nó chẳng là gì nếu bạn không là ai; nhưng người có sức hút như vậy thì cần đội ngũ tốt hơn, tốt hơn nữa. Luôn sẵn sàng kịp thời, lập tức ngăn chặn những thông tin không tốt, không đúng.

Nhưng Tùng đặc biệt có một cái hay, là sức chịu đựng của Tùng rất lớn.

Cũng lại có một chuyên gia truyền thông phỏng đoán rằng khó mà áp quy chuẩn làm việc phổ biến của các ca sĩ khác lên Tùng, khi Tùng đang giải bài toán ở một quy mô khác biệt với nhiều nghệ sĩ khác. Thế nên không có ekip truyền thông đôi khi cũng là một chiến lược chủ đích chuyên nghiệp theo cách khác?

Thật ra tôi nghĩ điều nghệ sĩ đang đối diện ở quy mô nào đi chăng nữa thì ở trên thế giới có những nghệ sĩ và công ty có quy mô lớn hơn rất nhiều lần. Sản phẩm của người nghệ sĩ chính là âm nhạc, hình ảnh và câu chuyện của họ. Công ty càng lớn, càng phải hiểu rõ rằng nếu không cẩn thận chắc chắn rất dễ làm ảnh hưởng đến nghệ sĩ của mình.

Quay trở lại, đây không phải là câu chuyện quy mô, mà là khi chúng ta nhìn nhận rõ về bản chất chúng ta dễ dàng có cách để giải quyết. Những công ty trên sàn chứng khoán có quy mô rất lớn, họ luôn phải có đội ngũ ngày đêm cật lực đảm bảo an toàn cho giá trị của công ty mình. Xây lên rất khó mà chỉ một câu nói thôi cũng có thể thổi bay đi thành quả. Nên tôi nghĩ người nghệ sĩ cần có và cần đầu tư đội ngũ truyền thông, cần phải quán triệt và kịp thời.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 16.

Vậy thực tế thì scandal đang ảnh hưởng đến giá trị thương mại và quyết định của nhãn hàng đến mức nào?

Những công ty mà đã lên sàn chứng khoán thì họ rất sợ scandal. Khi mà giá trị của họ đã ở ngàn tỷ, thì một hợp đồng với nghệ sĩ chỉ tốn có 10, 20 tỷ nhưng scandal có thể làm giá trị của họ từ 1000 xuống còn 500 tỷ dễ dàng. Thế nên những công ty đã lên sàn họ sẽ không mạo hiểm và rất dè chứng ký kết với những nghệ sĩ có khả năng xảy ra scandal hay thiếu khả năng xử lý những ồn ào phát sinh ngoài ý muốn.

Scandal thì ngành giải trí nước nào cũng có thôi, tôi nghĩ không có nghệ sĩ nào miễn nhiễm với scandal cả, bây giờ mạng xã hội luôn có rất nhiều thông tin trái chiều mà ekip khó có thể kịp thời xử lý giải quyết, đưa câu chuyện sang hướng khác.

Thương hiệu và nhãn hàng họ rất tỉnh táo, họ nhìn thấy sẽ hiểu rằng nghệ sĩ này đáng để đầu tư, họ sẵn sàng trả nhiều hơn, ký hợp đồng dài hơi hơn.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 17.

Tôi nghĩ khi quản trị scandal, thì scandal sẽ chia ra rất nhiều mức độ. Có những ồn ào tranh cãi hoàn toàn có thể lướt qua; có những sự việc sẽ cần những tác phẩm thuật xuất sắc để gỡ điểm, và cũng có những scandal hoàn toàn phá hủy giá trị nghệ sĩ không thể cứu chữa. Anh nghĩ scandal mức độ nào là nghiêm trọng, ảnh hưởng nghệ sĩ khó có thể chữa được?

Tôi nghĩ như thế này, nghệ sĩ thì cũng là con người. Chúng ta đều có thể phạm sai lầm trong cuộc đời, nghệ sĩ thì được công chúng quan tâm nhiều hơn nên sai lầm của họ sẽ bị khuếch đại lên, trở thành nỗi lo của nhiều người, trở thành mối bàn tán của nhiều người. Người nghệ sĩ muốn sửa đổi họ cũng cần có thời gian, nghệ sĩ họ vẫn nhìn nhận được hậu quả scandal và quyết tâm sửa đổi. Tôi nghĩ khán giả và những người xung quanh hãy nhìn nhận quá trình nghệ sĩ đó từ từ hoàn thiện, không thể yêu cầu người khác sửa ngay khi họ vừa sai xong được, cần có thời gian thẩm thấu, nhìn nhận.

Khi scandal xảy ra thì tính thời sự của nó rất cao; hôm nay không xử lý thì ngày mai tin tức bình luận sẽ nhiều hơn, ngày mốt lại nhiều hơn nữa. Để xử lý khủng hoảng đó thì cần quá trình hiểu, phân tích, chọn giải pháp và có thời gian để làm.

Những scandal ở cấp độ đạo đức thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Thử thách với những nghệ sĩ có scandal là khi trở lại, họ phải có tác phẩm lớn hơn, lớn hơn nữa. Đó là thử thách không dễ vượt qua. Phải cho khán giả thấy nghệ sĩ này vẫn nhiệt huyết, vẫn tài năng và cống hiến cho sự nghiệp của mình, còn lỗi lầm sẽ hoàn thiện trong thời gian tới.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 18.

Thế nhưng những nghệ sĩ an toàn, không có scandal thì thường cũng dễ quên, bị chê là nhạt, không có gì đáng nhớ và tất nhiên nhãn hàng cũng chẳng đam mê. Vì một nghệ sĩ không có scandal, dường như cũng thiếu câu chuyện để được nhớ đến. Anh nghĩ sao?

Với người nghệ sĩ, điều gì làm khán giả nhớ về họ? Đó chính là tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải scandal. Scandal chỉ làm gợi lên tính thời sự, chứ khi chúng ta nghĩ về nghệ sĩ nào đó chúng ta sẽ nhớ nhiều nhất đến tác phẩm và công sức họ dành cho nó.

Một nghệ sĩ an toàn, không có scandal vẫn được thôi, nhưng nghệ sĩ không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo. Nên tôi chuyển sang góc nhìn khác: một nghệ sĩ hãy dành nhiều thời gian hoặc chọn người có khả năng làm chiến lược cho mình, định hướng con đường âm nhạc phù hợp, có cách đầu tư thích hợp. Khi bạn có giá trị trong nghệ thuật, mọi sự thu hút sẽ hướng về tác phẩm đó chứ không quan tâm đến scandal của bạn nữa. Tôi nghĩ thế.

Một scandal, ngày mai có thể đưa một người trở thành chủ đề bàn tán nhưng đó không phải là nghệ sĩ. Người nghệ sĩ sẽ thuyết phục người khác bằng trái tim nghệ thuật của mình, cảm xúc nghệ thuật của mình. Tôi không dám khẳng định là người nghệ sĩ nếu không có scandal thì họ sẽ không thực sự thu hút. Cái chúng ta vẫn hay thấy ở Việt Nam là nghệ sĩ thường sẽ gắn với một câu chuyện gì đó để mau nổi tiếng rồi sau đó dùng thực lực và nỗ lực của mình để chứng minh. Nhưng những nghệ sĩ thực thụ họ không cần điều đó, họ sẽ được rất nhiều người thừa nhận bởi những tác phẩm mà họ tạo ra. Có rất nhiều người nghệ sĩ khi nghĩ tới không ai nghĩ đến scandal, điều nhắc nhớ đến họ là một kho tàng về nghệ thuật hoặc những câu chuyện.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 19.

Tôi vẫn liên tục nghe nhãn hàng và agency nói nhau là nghệ sĩ Việt Nam thì nhiều, nhưng đến khi cần người có sức hút, có câu chuyện phù hợp để khai thác lại chẳng được mấy người, có quá ít lựa chọn. Anh có nghe những nhận định này chưa?

Tôi hoàn toàn đồng ý. Hợp đồng thương mại của nước ngoài thường có giá trị rất lớn nên nghệ sĩ sẽ phải rất thận trọng và phải giữ hình ảnh, thậm chí phải xây dựng lại hình tượng để tương xứng với hợp đồng đó. Ở Việt Nam, các nghệ sĩ cần rất nhiều thời gian, không phải ai cũng có một câu chuyện hay. Các nhãn hàng tìm đến người nghệ sĩ ngoài tài năng người ta còn tìm đến câu chuyện bên trong, cho nên để có câu chuyện đậm nét người nghệ sĩ phải thật sự sống với bản thân mình. Họ có thời gian chăm chút, tái đầu tư, chăm chỉ rèn luyện để tạo ra giá trị mới.

Ở Việt Nam mình chưa có nhiều nghệ sĩ như vậy, những nghệ sĩ như vậy thường tôi sẽ hướng theo đại sứ thương hiệu. Làm đại sứ thương hiệu không phải dễ. Một campaign thường chỉ vài tháng hoặc vài ngày nhưng việc để trở thành một đại sứ thương hiệu cần khoảng thời gian rất là dài, phải test xem có phù hợp hay không. Một nhãn hàng lựa chọn đại sứ thương hiệu họ nên lựa chọn 3 người, 3 hình ảnh trước khi chính thức ký kết, khi đó sẽ đo lường được lựa chọn phù hợp và hợp tác, cách đó an toàn và đỡ tốn kém. Khi ký hợp đồng lớn nguồn lực tập trung vào nghệ sĩ đó rất nhiều, chọn sai sẽ phải làm lại từ đầu.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 20.

Những nghệ sĩ là đại sứ nhãn hàng đôi khi sẽ quá giữ gìn hình ảnh, kiểu cách, và bị cho là có bệnh ngôi sao. Anh nghĩ chúng ta phân biệt "bệnh ngôi sao" và "chuyên nghiệp" thế nào?

Cá nhân tôi nghĩ ai cũng nói về chuyên nghiệp, nhưng định nghĩa chuẩn mực chuyên nghiệp của mỗi người không ai giống ai. Một nghệ sĩ ở trên đỉnh cao, họ có sự chuyên nghiệp, họ là ngôi sao chứ không phải là mắc bệnh ngôi sao. Nếu sự chuyên nghiệp và giá trị họ mang lại không tương xứng chuẩn mực họ đòi hỏi từ đối tác thì đó chính là bệnh ngôi sao.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 21.

Chuyên nghiệp ở đây không phải là ép mọi người chiều chuộng mình, mà là tương tác cùng mọi người "tôi cần như vậy, bạn đồng ý không?". Nếu không đồng ý, thì sẽ cùng nhau tìm cách cho hài hòa. Lần nay tôi chiều bạn một chút, lần tới mình cố gắng đáp ứng nhau tốt hơn và như thế sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp.

Ví dụ, nghệ sĩ có nhiều vệ sĩ xung quanh là nhu cầu an toàn bình thường. Khi tôi làm Sky Tour, 10 vệ sĩ giữa 5000 khán giả không là gì hết, phải 40 người mới đảm bảo an toàn. Khi nghệ sĩ phải trả tiền, chia bớt phần lợi của mình để bảo vệ bản thân thì đó là nhu cầu chính đáng. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để theo đuổi sự chuyên nghiệp và Châu quan sát các công ty nước ngoài họ làm như thế nào, mình phải suy nghĩ năng lực mình ở đâu, và làm sao để đạt được sự chuyên nghiệp cao như vậy.

Có khi nào anh gặp khó khăn trong trường hợp anh đòi hỏi sự chuyên nghiệp nhưng lại bị cho rằng mình đang "bệnh ngôi sao"?

Tôi gặp rất nhiều lần, đặc biệt là khi làm việc với 1 số đối tác không đặt nặng việc đầu tư công sức, chất xám hoặc không nhìn nhận giá trị của 1 người nghệ sĩ tương xứng. Họ cho rằng đòi hỏi của mình là "kỳ cục" vì họ chưa từng trao đổi trước, họ chưa bao giờ có cơ hội thử theo cách mình làm. Họ chia sẻ đó là "kỳ cục", là không chuyên nghiệp như ở góc độ khác thì đó có thể là lần đầu họ làm thử ở một mức độ cao và khó hơn.

Khi tôi đi làm tôi rất thích những nơi có yêu cầu cao, nó đồng nghĩa chúng ta phải chuẩn bị trước nhiều, dành nhiều tâm huyết công sức để làm và xử lý sẽ dễ dàng nhanh gọn hơn.

Khi tôi làm với nghệ sĩ, tôi quý nhất là khi nghệ sĩ lên set đỡ phải tốn thời gian nhất, cảm xúc của họ được tốt nhất. Một cảnh diễn đi diễn lại nhiều lần họ cũng sẽ rất mệt nên mình rất thích nghệ sĩ của mình khi 1 shot là xong. Để được như vậy đòi hỏi mọi người chuẩn bị từ trước rất nhiều. Khi mình đi chụp hình, thì mình hay yêu cầu mọi người trong team là "ok đèn đóm các bạn set up xong hết rồi đúng không? Test ok rồi đúng không? Nên chọn 1 người đứng vào tương tự nghệ sĩ để xem thử, chụp ra đúng hay chưa? Đưa cho đạo diễn và mọi người xem thử có phải như vậy không? Mọi người đồng ý hết rồi thì nghệ sĩ vào diễn rất nhanh và cảm xúc của nghệ sĩ không mất đi và người đầu tư cho buổi chụp ảnh sẽ hưởng thành quả. Nên mình yêu cầu mọi người phải chuẩn bị tốt hơn để giữ cảm xúc cho nghệ sĩ.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 22.

Là người rất có kinh nghiệm, hẳn khi làm việc với ai anh sẽ có quan sát và đánh giá người đó rất kỹ lưỡng để hợp tác. Vậy tiêu chí của anh sẽ là gì?

Đó là sự tôn trọng, hai bên tôn trọng nhau thì sẽ phát triển và đi lâu dài. Chỉ cần một bên không tôn trọng thì quan hệ đó không bền. Thứ hai, phải có sự bình đẳng. Trong nghệ thuật, không phải bạn có nhiều người yêu mến hơn thì bạn được quyền ngồi cao hơn. Vì trong nghệ thuật đâu có sự phân biệt, người ta cũng dành hết thời gian để tạo ra tác phẩm. Vậy nên chúng ta cần có sự bình đẳng.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 23.

Ví dụ đơn giản, trong một buổi chụp này, người được chụp hình là người ca sĩ hoặc diễn viên nhưng người chụp hình cũng là một người nghệ sĩ. Vậy tấm hình được chụp lên có phải là do nét diễn của bạn hay do khoảnh khắc người thợ chụp bắt lấy được. Nếu không có sự bình đẳng, không có sự tôn trọng thì chắc chắn tấm hình nhận được sẽ đẹp nhưng lại thiếu đi thần thái gì đó. Người được chụp là nghệ sĩ, người chụp cũng là nghệ sĩ. Người nhiếp ảnh cũng phụ thuộc vào những người set ánh sáng, và đó cũng là nghệ sĩ và nghệ sĩ. Mọi người cần làm việc với nhau hài hòa, tôn trọng và bình đẳng. Thứ ba, người nghệ sĩ đó phải chịu được áp lực. Scandal người nghệ sĩ sẽ vượt qua được bằng chính nội lực của họ, họ hiểu rõ mình đang sống với nghệ thuật và ngày càng làm cho nghệ thuật của họ tốt hơn thì họ sẽ vượt qua được. Thứ 4 nữa là phải có sự uyển chuyển, nếu mình nói gì đó ra mọi người bảo "thôi, em không làm được đâu" thì câu chuyện kết thúc. Nhưng nếu chúng ta trao đổi, tìm cách, thì sau mỗi lần như vậy chúng ta sẽ hiểu nhau nhiều hơn.

Tôi có 1 cảm giác là ngành công nghiệp giải trí của Việt Nam trong 10 năm nữa sẽ vô cùng sáng nên từ bây giờ cần phải có nhiều người làm công việc của tôi, trở thành những mắt xích rất nhỏ nhưng vô cùng chuyên nghiệp.

CEO cũ công ty Sơn Tùng: Một nghệ sĩ an toàn, không scandal cũng được thôi nhưng không có tác phẩm thu hút thì thực sự đáng lo! - Ảnh 24.

Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện!

https://kenh14.vn/ceo-cu-cong-ty-son-tung-mot-nghe-si-an-toan-khong-scandal-cung-duoc-thoi-nhung-khong-co-tac-pham-thu-hut-thi-thuc-su-dang-lo-20220701122422947.chn

Theo THĂNG LONG - TUYẾT HIỀN, ẢNH: VIẾT THANH - THIẾT KẾ: THÀNH ĐẠT - CLIP: KINGLIVE

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên