CEO của tập đoàn chip hơn 2.000 tỷ USD thừa nhận thành công từ bài học đi rửa bát thuê
Tỷ phú Jensen Huang, CEO của Nvidia thừa nhận những thành công mà ông có được ngày nay bắt đầu từ khi đi rửa bát thuê và dọn dẹp nhà vệ sinh.
- 15-03-2024Sau khi học được cách phát triển 4 thói quen tốt này, thẻ tín dụng đã trở thành công cụ tiết kiệm tiền của tôi
- 15-03-2024Người kế vị của tỷ phú Jeff Bezos: Gã ‘‘trọc’’ phú dạy tôi 4 điều, nếu nắm vững sẽ dễ dàng tiến thân, thành công ‘‘nắm thóp’’ đế chế Amazon hơn 1.560 tỷ USD
- 13-03-2024Nhà lâm lý học Mỹ tiết lộ: Có một kỹ năng nuôi dạy con cái thành công mà cha mẹ "lỡ" bỏ quên
Gần đây, trong một cuộc trò chuyện với Viện Nghiên cứu chính sách kinh kế Stanford, ông Jensen Huang, CEO Nvidia, hãng chip 2.200 tỷ USD, nhận được câu hỏi làm thế nào để tăng cơ hội thành công cho các sinh viên trẻ và nhiều tham vọng.
Ông Jensen Huang chỉ có một thông điệp dành cho những người trẻ rằng: "No pain, no gain" (tạm dịch là khổ luyện thành tài, với ngụ ý rằng không có điều gì đạt được một cách dễ dàng. Để đạt được thành công, người ta phải sẵn sàng chịu đựng sự gian khổ).
CEO Nvidia chia sẻ: "Một trong những lợi thế lớn của tôi là có kỳ vọng rất thấp". Trong khi đó, hầu hết sinh viên tốt nghiệp ĐH Stanford đều có kỳ vọng rất cao, do có được nền giáo dục ưu tú. Bởi việc tốt nghiệp từ một trong những học viện tốt nhất hành tinh về cơ bản sẽ nâng cao kỳ vọng của các sinh viên trong tương lai, nhưng đồng thời cũng có thể cản trở sự thành công của họ.
Ông Jensen Huang giải thích: "Thông thường những người có kỳ vọng rất cao lại có khả năng phục hồi rất thấp. Thật không may, khả năng phục hồi lại là yếu tố quan trọng để thành công. Tôi không biết làm thế nào để dạy các bạn về điều đó, ngoại trừ việc tôi hy vọng đau khổ sẽ xảy ra với các bạn".
Bí quyết thành công của CEO Nvidia: Kỳ vọng thấp, biết chấp nhận "đau đớn"
Theo ông, kỳ vọng thấp có thể giúp cho chúng ta chuẩn bị cho những thách thức khó lường trong tương lai. Bởi nếu chỉ kỳ vọng mọi thứ suôn sẽ thì chúng ta rất dễ vấp phải những chướng ngại vật. Đây cũng là lý do vì sao ông vẫn luôn lo ngại Nvidia gặp thất bại, mặc dù công ty đang thành công lớn.
Ông chủ của Nvidia chia sẻ với sinh viên Stanford, sự vĩ đại không phải là trí tuệ mà nó đến từ nghị lực. Nhưng nghị lực không hình thành từ những người thông minh mà từ những người đã trải qua khổ đau và thất bại. "Sự vĩ đại đến từ những người thông minh đã trải qua nhiều thất bại. Đây cũng là lý do tôi có thể nói chuyện về những thất bại, nỗi đau với một niềm hân hoan tột độ", ông Huang cho rằng.
Ông Huang nói: "Ở Nvidia, tôi thường dùng cụm từ "đau đớn và chịu đựng" nhưng với một tinh thần vui vẻ. Đây là điều tốt nếu bạn muốn có những nhân viên giỏi".
"Hỡi tất cả các bạn sinh viên Stanford, tôi chúc các bạn có thật nhiều đau khổ", ông Huang nói đùa.
Tỷ phú hãng chip đắt giá hàng đầu thế giới từng đi rửa bát thuê
Sở dĩ ông Jensen Huang nói như vậy bởi bản thân ông cũng từng trải qua rất nhiều khó khăn và gian khổ thời trẻ. Vị tỷ phú nổi tiếng thế giới của ngành chip cho rằng không có nghề nào là thấp kém. Để chứng minh cho điều này, ông Huang kể về công việc đầu tiên của mình ở chuỗi nhà hàng Denny.
Ông chủ Nvidia nhớ lại: "Hãy nhớ rằng tôi từng đi rửa bát thuê và có lẽ tôi là người rửa bát giỏi nhất tại Denny. Tôi đã rửa sạch bong mọi bát đĩa".
Ông còn đảm nhiệm cả công việc dọn dẹp nhà vệ sinh và nói rằng không bao giờ tay trắng rời nơi làm việc và trở về nhà khi trong tay chẳng có gì. Ông Huang kể: "Tôi đã làm việc vô cùng chăm chỉ và hiệu quả trước khi tôi được thăng chức lên làm nhân viên phục vụ".
Theo vị tỷ phú này, những bài học quan trọng khi rửa bát thuê đã đặt nền móng quan trọng cho những thành công của ông sau này. Hiện nay, dù hãng chip Nvidia của Jensen Huang đã vượt qua mức vốn hóa 2.000 tỷ USD, nhưng ông vẫn đang học cách để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.
Tỷ phú Jensen Huang (SN 1963) bắt đầu là thuê tại nhà hàng Denny từ khi mới 15 tuổi. Sau đó, ông theo học ngành kỹ sư điện ở ĐH Đại học bang Oregon (Mỹ). Năm 1992, ông lấy bằng thạc sĩ ở Đại học Stanford. Ông Huang chia sẻ, nhà hàng Denny không chỉ là nơi làm việc đầu tiên mà còn là nơi "thai nghén" ý tưởng thành lập công ty Nvidia.
Vào năm 1993, ông Huang đã gặp Chris Malachowsky và Curtis Priem tại nhà hàng này để thảo luận về việc tạo ra một con chip cho phép đồ họa 3D hiển thị chân thực trên các thiết bị cá nhân – máy tính. Lúc bấy giờ, ông Huang đang là một kỹ sư thiết kế trong công ty bán dẫn và phần mềm LSI tại Santa Clara, California (Mỹ).
Ba người đã quyết định thành lập công ty, dù khi đó họ biết rất ít kiến thức về xây dựng doanh nghiệp. Sau khi thành lập Nvidia vào năm 1993, ông Huang đã trình bày ý tưởng với sếp cũ là ông Wilfred Corrigan, CEO LSI Logic. Ngay sau khi nghe xong, ông Corrigan cho rằng đó là một trong những lời chào hàng tệ nhất mà ông từng nghe. Tuy nhiên, khi nhìn thấy thái độ nghiêm túc của ông Huang nê vị CEO này đã thuyết phục nhà sáng lập Sequoia Capital Don Valentine đầu tư vào Nvidia.
Với cương vị là người đồng sáng lập kiêm CEO của Nvidia trong hơn 30 năm, ông Jensen Huang hiểu rõ về điều gì có thể tạo nên thành công. Trên thực tế, khi nhu cầu về chip AI lên cao kỷ lục, Nvidia hiện đang là một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới, với tổng vốn hóa lên tới hơn 2.000 tỷ USD. Theo Bloomberg Billionaires Index, ông Jensen Huang cũng trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới, với tổng tài sản là 77,6 tỷ USD.
Nhiều năm qua, CEO Nvidia luôn xuất hiện trên sân khấu trong chiếc áo khoác da quen thuộc. Ông luôn duy trì sự gần gũi với nhân viên. Ông Huang còn khuyến khích nhân viên ở mọi cấp độ có thể trực tiếp phản hồi ý kiến và gặp ông, nếu như cần giúp đỡ.
"Mỗi ngày, trung bình tôi nhận được khoảng 50 báo cáo trực tiếp và chẳng nhiệm vụ nào ở bên dưới mà tôi không biết", CEO Nvidia nói.
Bài viết tham khảo nguồn: CNBC, Fortune, Bloomberg
Đời sống & pháp luật