MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO Faceook đã dần trở thành nhân vật ảnh hưởng rất lớn đến chính trường Mỹ như thế nào?

19-10-2020 - 09:37 AM | Tài chính quốc tế

Việc ông Zuckerberg tham gia nhiều vào chính trường là một phần trong nỗ lực của ông để tự bảo vệ công ty của mình khỏi những áp lực có thể gây tổn hại nặng nề đến Facebook.

Trong vòng khoảng hơn 1 thập kỷ xây dựng Facebook thành một đế chế toàn cầu, Mark Zuckerberg đã nhiều lần thể hiện rõ ràng quan điểm rằng ông không quan tâm đến chính trị.

Có nhiều nhà tư vấn suốt thời gian qua đã khuyên ông cũng quan tâm đến các chính trị gia, và ông thường nói rằng ông sẽ để chuyện chính trị cho người khác lo.

THAM GIA CHÍNH TRỊ ĐỂ BẢO VỆ FACEBOOK

Theo Wall Street Journal, giờ đây mọi chuyện đã khác xưa rất nhiều. Giờ đây, Mark Zuckerberg là một nhân vật hoạt động chính trị tích cực. Ông đã ăn tối với Tổng thống Trump, thường xuyên nói chuyện với tư vấn cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner, vận động hành lang để các nhà hoạch định chính sách và giới chức Mỹ chỉ trích một số công ty đối thủ như TikTok hay Apple.

CEO Faceook đã dần trở thành nhân vật ảnh hưởng rất lớn đến chính trường Mỹ như thế nào? - Ảnh 1.

Việc ông Zuckerberg tham gia nhiều vào chính trường là một phần trong nỗ lực của ông để tự bảo vệ công ty của mình khỏi những áp lực, từ áp lực chống độc quyền cho đến chỉ trích liên quan đến quyền riêng tư của Facebook hay vai trò của Facebook trong việc phát tán tin sai sự thật hoặc nhiều loại thuốc âm mưu khác.

Facebook hiện cũng đang đương đầu với nhiều rủi ro cạnh tranh từ TikTok của ByteDance. Việc củng cố mối quan hệ với các chính trị gia, tên tuổi lớn của ngành truyền thông và các nhà hoạt động xã hội rất quan trọng để giúp đảm bảo vị thế thống trị của Facebook trên mạng xã hội.

Nếu như trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Mark Zuckerberg để mặc việc điều chỉnh chính sách của Facebook cho cấp dưới thì đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, ông đang giữ vai trò chủ chốt trong việc định hình chính sách Facebook trong bối cảnh chính trường Mỹ có nhiều biến động bất ngờ.

Nhiều chính sách kiểu này, đặc biệt chính sách ảnh hưởng đến quảng cáo chính trị và bài đăng của người dùng đã gây tranh cãi và hứng chịu nhiều chỉ trích từ phía chính trị gia Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ Donald Trump và Joe Biden cũng như từ chính trong công ty của ông.

Tình trạng tranh cãi không ngừng về chính trị cho đến nay dường như chưa cản trở được tăng trưởng doanh thu của công ty. Doanh thu của Facebook năm ngoái đạt hơn 70 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với con số 28 tỷ USD của năm 2016.

Cựu phó Thủ tướng Anh, ông Nick Clegg, người được Zuckerberg thuê trong vòng 2 năm trong cương vị tư vấn chính sách và truyền thông toàn cầu, cho biết rằng vị CEO này đã có nhiều liên quan đến việc quyết định cấm các quảng cáo chính trị trước thềm cuộc bầu cử Mỹ.

Mới trong tháng này, Facebook cho biết sẽ tạm ngưng tất cả các quảng cáo chính trị, đồng thời hạn chế các bài đăng về kết quả trưng cầu dân ý với mục đích không phù hợp. Và rồi đến ngày thứ Tư mới đây, Facebook và Twitter hạn chế người dùng chia sẻ bài đăng của New York Post trong đó có nội dung chỉ trích con trai ứng viên Joe Biden và ngay cả chính ông.

KHÔNG TRANH KHỎI SỰ THIÊN VỊ VỀ QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ

Việc đổi vai trò của Zuckerberg xét theo nhiều cách đã diễn ra đúng theo quá trình phát triển của Facebook từ một mạng xã hội của trường đại học thành một lực lượng quan trọng trong hệ thống chính trị Mỹ và đối tượng của cả hai đảng phái chính trị lớn. Việc những lời chỉ trích với trang mạng xã hội này từ nhiều phía trong suốt 4 năm qua đã khiến cho CEO của Facebook buộc phải tăng cường sự nhạy bén về chính trị.

Tầm ảnh hưởng cực lớn của Facebook cũng như quan điểm tập trung vào tự do ngôn luận nhiều lần đã khiến cho Facebook trở thành kênh lan truyền thông tin sai sự thật, phát ngôn thù hận, tuyên truyền khủng bố và nhiều loại nội dung mà chính Facebook cũng cảm thấy khó kiểm soát.

Theo quan điểm của Mark Zuckerberg, chính ông đã từng đề nghị những nhân viên vốn có xu thế thiên tả của mình rằng họ cần phải hiểu cách tôn trọng người dùng, chính vì vậy, họ sẽ không gỡ các bài đăng của ông Trump mà nhiều nhân viên cho rằng nó vi phạm quy định của Facebook. Việc ông suy nghĩ như vậy đã làm phật ý rất nhiều chính trị Đảng Dân chủ và nhiều nhóm hoạt động dân sự và khiến cả nhiều người làm việc trong Facebook cảm thấy không hài lòng, theo giám đốc phụ trách hoạt động Sheryl Sandberg.

Trong tháng trước, quản lý chiến dịch tranh cử của ông Biden gửi đến CEO một lá thư gọi Faceook là kênh truyền bá thông tin sai sự thật phổ biến nhất tại Mỹ về quá trình tranh cử. Ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden cho biết ông chưa bao giờ hâm mộ Zuckerberg.

"Bất kỳ quan điểm nào cho rằng Facebook ưu tiên cho đảng phải chính trị này hơn đảng phái chính trị khác là hoàn toàn sai lầm", phát ngôn viên của Facebook nhấn mạnh. Phát ngôn viên nói thêm rằng ông Zuckerberg chính là người đứng đằng sau chính sách nhất quán với cuộc bầu cử Mỹ.

Cả chiến dịch tranh cử của ông Biden và ông Trump đều quảng cáo mạnh trên Facebook. Người đứng đầu chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump thậm còn coi ông Zuckerberg như người có ảnh hưởng xã hội chứ không phải điều hành cao cấp tại một công ty công nghệ lớn.

Thế nhưng cùng lúc đó họ vẫn chỉ trích chính sách của Facebook. Phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Facebook, bà Samantha Zager, cũng vẫn chỉ trích chính sách của Facebook: "Cũng giống như những doanh nghiệp còn lại trong ngành công nghệ Mỹ, Facebook tin tưởng một cách sai lầm rằng Facebook là trung gian của sự thật và quyết định kết quả cuộc bầu cử". Bà khẳng định các công ty công nghệ Mỹ kiểm soát ngày một nhiều với Tổng thống Trump và những người có quan điểm bảo thủ.

Theo Ngọc Diệp

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên