CEO Microsoft chỉ hỏi 1 câu trước khi mua lại một công ty lớn, bài học EQ "sáng chói" là đây chứ đâu
Mục tiêu trở nên lớn nhất hay mở rộng quy mô có thể là mục tiêu của nhiều công ty. Nhưng nó cũng có thể trở thành một mục tiêu "không có đầu óc".
- 16-12-2018Việc lương cao bạn không kham nổi, việc lương thấp thì bạn khinh thường. Bạn muốn chính mình sống sao?
- 09-12-2018Cựu CEO Google tiết lộ bài học mà "gã khổng lồ công nghệ" nhận được sau khi phỏng vấn ứng viên "đến chết" nhưng vẫn không thể có quyết định cuối cùng
- 06-12-2018Tỷ phú công nghệ 35 tuổi: Sự nghiệp của bạn là một đường chạy bền, vì vậy, đừng cố tốn sức rồi gục ngã ngay trước vạch đích
Các công ty luôn hướng đến mục tiêu để ngày càng lớn hơn, nhưng thực sự có nhiều bằng chứng cho thấy lớn hơn thường tốt hơn?
Lớn chắc chắn làm cho một số người giàu có hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ trở nên tốt hơn, thậm chí nhiều công ty sẽ gặp nhiều nguy cơ vì không thể kiểm soát hay vận hành trơn tru.
Quả thực trong nhiều năm, Microsoft đã nổi tiếng vì lợi dụng kích thước và quy mô của mình để "bắt nạt" những người dùng miễn cưỡng sử dụng phần mềm mà mọi người rõ ràng đều biết là Windows.
Mở rộng kích thước và lợi nhuận là mục tiêu duy nhất đối với Microsoft. Còn việc có khiến người dùng khổ sở hay không không ảnh hưởng đến suy nghĩ của Bill Gates. Và có vẻ như ông cũng không quan tâm.
Nhưng đã có một chút sự thay đổi nhỏ, bởi sự xuất hiện trong hồ sơ Forbes của Giám đốc điều hành hiện tại của Microsoft - Satya Nadella.
Microsoft được biết đã nuốt chửng toàn bộ các công ty, mở rộng quy mô chỉ để tạo ra một đống hỗn độn. Nhưng sự lãnh đạo của Nadella đã mang đến một nền văn hóa đặc biệt nhất định cho công ty. Đột nhiên, Microsoft không còn khiến nhiều người ghét nữa, và nó vẫn kiếm được rất nhiều tiền.
Một câu chuyện trong hồ sơ Forbes đã được đưa ra để kể lại sự chuẩn bị của Nadella khi đấu giá cho nền tảng phát triển phần mềm GitHub.
Ông không hỏi: "Liệu có lời đề nghị nào của chúng ta mà họ không thể từ chối hay không?"
Ông thậm chí cũng không hỏi: "Chúng ta cần sa thải bao nhiêu người khi chúng ta nắm giữ được nó?"
Thay vào đó, ông có một câu hỏi: "Chúng ta đã có được sự tin tưởng chưa?"
Đây là một điều đặc biệt, nó lịch sự và tinh vi về mặt cảm xúc – một điều đáng ngạc nhiên.
Ông biết rằng Microsoft đã không còn là con cưng của các nhà phát triển. Và suy nghĩ của ông không chỉ đơn thuần là những gì công ty ông có thể kiểm soát, mà còn là liệu nó có được chấp nhận bởi những người nhân viên và người dùng của GitHub hay không.
Thường thì, các CEO lớn hiểu về các công ty họ muốn mua theo những con số, giải thưởng hay các danh hiệu.
Rất hiếm các CEO như Nadella tin rằng một tập đoàn cũng là người. Khi bạn mua một công ty, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mua người - và, trong trường hợp của GitHub, người dùng rất có lực ảnh hưởng.
Khi muốn một công ty xáp nhập, bạn không nên tạo ấn tượng với họ rằng bạn sẽ nuốt chửng những tài sản tốt nhất và vứt bỏ phần còn lại, để lại một bức tranh rất đẹp cho thứ gọi là cuộc gọi vốn của quý tiếp theo. Hãy cố gắng lấy được sự tin tưởng của họ, vì chỉ như vậy họ mới làm việc cho bạn, và việc mở rộng quy mô hay tạo lợi nhuận của công ty mới dễ dàng hơn.
Nhiều người cũng tự hỏi liệu Mark Zuckerberg, khi anh nuốt Instagram và WhatsApp, có bao giờ tự hỏi rằng Facebook có lấy được lòng tin của họ hay không?
Inc