MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO Vintech City: Startup Việt đã là một phần của hệ sinh thái khởi nghiệp thế giới chứ không còn "nhìn ra thế giới" nữa

15-12-2019 - 09:31 AM | Doanh nghiệp

"Sắp tới, chúng tôi hướng đến đưa các startup trải nghiệm gọi vốn tại những trung tâm cung cấp vốn tại Hàn Quốc, Singapore hoặc xa hơn tuỳ theo độ tuổi của các startup", ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ.

Hội thảo"Kết nối và phát huy các nguồn lực để startup Việt nhìn ra thế giới" do kênh truyền hình VTC10 NETVIET tổ chức mới đây quy tụ nhiều chuyên gia, các nhà đầu tư và các startups… cùng nhau nhìn lại một năm thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp. Trong đó, sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự hỗ trợ của các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp, các nhà đầu tư đã mang đến một bức tranh nhiều màu sắc trong năm 2019.

Trong phần chia sẻ của mình, bà Trương Lý Hoàng Phi, TGĐ Vintech City cho biết mặc dù công ty thành lập chưa lâu nhưng đã xác định rõ hướng đi là đưa nguồn lực công nghệ Việt Nam đến nhanh hơn với thung lũng Silicon.

Bà Phi chia sẻ ba góc độ khi nhìn vào hệ sinh thái khởi nghiệp.

Thứ nhất là Nhân lực: Nói đến hệ sinh thái dù là công ty trong nhiều giai đoạn thì bài toán vẫn là con người. Tài năng công nghệ xuất hiện từ đâu, đó là sự canh tranh về nguồn lực, nhân tài trong công nghệ.

Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của Vintech City là nhìm kiếm tài năng công nghệ, cùng với các trường tạo ra nhiều chương trình để thúc đẩy phát triển nhân lực tốt hơn. Hiện nay Vintech City có 62 trường tham gia mạng lưới với các thành tích tốt.

Trong năm qua, đơn vị này cùng các trường tạo ra 6 chương trình ấn tượng, đưa nhiều môn học mới vào để tào tạo nguồn nhân lực công nghệ, bổ sung thêm 1 số chất xúc tác liên quan đến Business như an ninh mạng, hay công nghệ AI.

Thứ 2, tìm kiếm startup công nghệ và ứng dụng sâu để đưa vào nền kinh tế. Trong công thức chúng tôi đi chính là sự ra đời với nền tảng nghiên cứu ứng dụng. Thực tế để một startup phát triển chỉ có concept duy nhất là làm thế nào đưa sản phẩm từ phòng lap ra thị trường. Giữa khoảng cách đó thì chúng tôi làm gì? Vintech Fun chú trọng đầu tư vào IT, vào mạng lưới công nghệ.

Thứ 3 là Vintech Fun nhấn manh vào những lĩnh vực nghiên cứu sâu, là quỹ liên quan đến nghiên cứu ứng dụng. Từ khi thành lập nến nay chưa đầy 1 năm nhưng Vintech Fund thu hút hơn 1.100 nhà nghiên cứu, startup trong và ngoài nước, với hơn 200 hồ sơ tham gia, 3 tháng sau đó, 12 dự án nghiên cứu với 86 tỷ đồng đã được giải ngân.

Theo bà Phi, để một startup thành công mà giá trị tối đa là 10 tỷ thì không quá lớn nhưng điều quan trọng là tạo ra niềm tin cho startups, giúp họ xác định được bản chất của dự án và biết rõ là nên đầu tư vào giai đoạn nào. Từ đó, startups sẽ xác đinh nguồn tài chính, định hướng nền tảng sâu và đi nhanh hơn.

"Startup Việt giờ đây không chỉ nhìn ra thế giới nữa mà chúng ta đã là một phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp của thế giới. Đã đến lúc chúng ta nói chúng ta là một phần chứ không chỉ nhìn ra nữa. Tất cả những thành quả thời gian qua giúp chúng ta hòa mình vào thế giới nhanh hơn", TGĐ Vintech City chia sẻ.

Trong vai trò kết nối từ cơ quan quản lý và triển khai các hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết sự hỗ trợ của Chính phủ với Đề án 844 một năm qua đã thu được nhiều thành quả khả quan.

Mục tiêu của Đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến 2020 (đề án 844) là thu hút được 1.000 tỷ đồng đầu tư cho startup và từ mua bán sát nhập doanh nghiệp, đến 2025 con số này sẽ là 2000 tỷ đồng.

"Sắp tới, chúng tôi hướng đến đưa các startup trải nghiệm gọi vốn tại những trung tâm cung cấp vốn tại Hàn Quốc, Singapore hoặc xa hơn tuỳ theo độ tuổi của các startup", ông Quất nói thêm.

Tường Vy

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên