“Cha đẻ” tàu ngầm Trường Sa bất ngờ thông báo chuyển nhượng dự án
Làm tàu ngầm "made in VietNam" từng là ý tưởng bị nhiều người coi là điên rồ, đốt tiền của doanh nhân người Thái Bình.
Trong bài viết mới nhất trên trang Facebook cá nhân sáng ngày 8/7, Kỹ sư – doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Giám đốc Công ty Cơ khí Quốc Hòa, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã chia sẻ dự định chuyển nhượng dự án tàu ngầm đầy tâm huyết của mình. Ông viết: "Vì khả năng tài chính và sức khoẻ không cho phép mình tiếp tục dự án đuợc nữa. Mình sẵn sàng chuyển nhượng dự án tầu ngầm này cho ai có khả năng và đam mê với tầu ngầm mini".
Hiện chưa rõ các điều kiện để kỹ sư Hoà chuyển nhượng sản phẩm. Dưới bài viết, nhiều người bày tỏ sự nuối tiếc về quyết định dừng chân của "cha đẻ" dự án. Nhiều trong số đó cũng quan tâm đến "số phận" của những chiếc tàu ngầm đã được kỹ sư Nguyễn Quốc Hoà chế tạo.
Vốn là kỹ sư hóa học của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, kỹ sư cơ khí chuyên ngành khuôn mẫu của Đức, với đâm mê chế tạo, ông Hoà đã ấp ủ chế tạo tàu ngầm. Theo ông Hòa, xuất phát từ việc phải bỏ ra nhiều triệu USD để mua tàu ngầm nước ngoài, ông đã nảy sinh ra ý tưởng thiết kế tàu ngầm "made in Việt Nam". Nếu tạo thành công các cái loại tàu ngầm mini sẽ giúp bảo vệ chủ quyền bên cạnh đó là hoạt động thăm dò, khai thác được các tài nguyên ở vùng biển Việt Nam.
Vào năm 2013, ông Hòa cùng đội ngũ kỹ sư chế tạo tàu ngầm mini Trường Sa 1 với công nghệ AIP (hệ thống tuần hoàn khí độc lập). Tàu ngầm có chiều dài 8,8m, cao 3m. Tàu lặn sâu 50m có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày. Tháng 1/2014, sau khi thử nghiệm thành công tàu ngầm Trường Sa 1 trên hồ, ông Hòa đã mang tàu ngầm về xưởng để và trưng bày.
Đến năm 2015, ông tiếp tục cải tiến sản phẩm với tàu ngầm mini Trường Sa. Tổng chi phí đóng hai chiếc tàu ngầm mini đầu tiên hơn chục tỉ đồng. Nhiều người ngăn cản vì ví đó là giấc mơ hoang đường, chi phí tốn kém, nhưng kỹ sư Hoà không dừng lại.
Năm 2018, tàu ngầm Trường Sa 02 dài 9m, nặng 22 tấn, chiều cao bên trong thân tàu là 1,8m, sức chứa tối đa thủy thủ đoàn 6 người được hoàn thành. Tàu ước tính có vận tốc 35km.h, lặn sâu 250m và tầm hoạt động 3.000 km.
Đây không phải lần đầu người Việt tự chế các sản phẩm gây chú ý. Không chỉ tàu ngầm, nhiều người đã chế tạo trực thăng, xe điện... Ông Trần Văn Tâm (TP. HCM) đã chế tạo thành công chiếc ô tô 4 chỗ chạy điện, có thể hoạt động trong 160 km, tốc độ 50km/h. Xe được sản xuất theo dạng thủ công, trọng tải 5 người. Động cơ của xe sử dụng dòng điện 60V, pin lithinium, sử dụng nguồn điện dân dụng 220V bình thường.
Đáng chú ý là người thợ không qua trường lớp đào tạo bài bản về điện tử, cơ khí nhưng vì yêu thích, nghĩ rằng "người Tây làm được thì người Việt làm được" nên đã mày mò, tự học trên mạng, và mọi người xung quanh, dành tới 5 năm để nghiên cứu, thiết kế và chế tạo chiếc ô tô điện đầu tay.
Sau nhiều hoàn thiện, chiếc ô tô điện chưa được đưa vào sản xuất thương mại hóa như "cha đẻ" của nó mong đợi, nhưng ông Tâm khá vui vẻ. "Tôi hiểu rằng, rất khó để đưa vào sản xuất chiếc xe điện, còn cần rất nhiều yếu tố như gặp được những người chung chí hướng, các kỹ sư và những người có chuyên môn góp ý.
Không qua chuyên ngành nào về công nghệ cơ khí, nhưng cha con ông Trần Quốc Hải (SN 1960), trú tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh lại chế tạo thành công nhiều sản phẩm đặc biệt, gây chú ý. Trong đó, nổi bật là chiếc trực nặng 680kg, dài 11m, rộng 2,3m, cao 3,5m, động cơ mới có mức tiêu hao nhiên liệu 60 lít/8 giờ, vận tốc đạt 150km/giờ. Chiếc máy bay này đã được khách hàng nước ngoài mua khi đang triển lãm ở Singapore năm 2005.
Đời sống pháp luật