‘Cha đẻ’ tên gọi BRICS chỉ ra yếu tố then chốt cho tính khả thi của đồng tiền chung BRICS
Cựu chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra đồng tiền chung BRICS.
- 25-10-2024Sau OECD, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á khởi động quá trình gia nhập BRICS
- 25-10-2024Nga thông báo sẽ thành lập sàn giao dịch kim loại riêng cho BRICS, dự định trở thành 'cơ quan quản lý giá cả chính' với các loại hàng hoá quan trọng
- 22-10-2024Tổng thống Putin: Không phải phương Tây, BRICS mới là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, 'cánh cửa cơ hội' cho các nước vẫn rộng mở
Jim O'Neill – cựu chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs – cho rằng sự khác biệt giữa Trung Quốc và Ấn Độ là thách thức đối với tham vọng của BRICS trong việc thách thức thế thống trị của đồng đô la Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí kinh doanh của Ấn Độ Business Today, Jim O'Neill, người đầu tiên đưa ra khái niệm về BRICS, cho biết: "Ngày mà Trung Quốc và Ấn Độ có thể giải quyết những tranh chấp lịch sử kéo dài và thực sự hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực như thương mại, biến đổi khí hậu hay các vấn đề kinh tế toàn cầu, thì đồng tiền chung BRICS mới khả thi".
"Tuy nhiên, với tôi, ngày đó không có vẻ gì là sẽ sớm xảy ra", vị chuyên gia nhận định.
Nhận định của Jim O'Neill được đưa ra sau khi Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2024 diễn ra từ ngày 22-24/10 ở Kazan (Nga). Trọng tâm của hội nghị tlà tìm kiếm các biện pháp để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.
Trong cuộc gặp với người đứng đầu cơ quan truyền thông của các nước thành viên BRICS vài ngày trước đó, Tổng thống Nga Putin đã nói rằng còn quá sớm để tạo ra một đồng tiền BRICS. Theo ông Putin, vấn đề này vẫn chưa chín muồi và chưa cần phải vội vàng.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cũng cho biết, việc tạo ra một đồng tiền BRICS hiện chưa được cân nhắc; đồng thời nói về việc xem xét tạo ra một hệ thống thanh toán tài chính thay thế.
An Ninh Tiền Tệ