"Cha mẹ dọn đường": Kiểu phụ huynh gây ám ảnh nhất, cướp hết cơ hội phát triển của con, chỉ mong mỗi người “bề trên” biết nhìn nhận điều này
Không đánh đập, không chửi mắng nhưng “cha mẹ dọn đường” lại chính là kiểu phụ huynh gây ám ảnh nhất.
- 09-10-2021NS Thanh Bùi: Giáo dục sáng tạo là tạo ra 1 môi trường mở để các con có thể đặt bất kì câu hỏi nào mà không bị chê trách, không bị "phạt"
- 08-10-2021Uống một tách cà phê trước khi tập thể dục: 5 lợi ích không ngờ cho cơ thể, vừa tăng hiệu suất, vừa chống bệnh tật
- 07-10-2021Câu đố yêu thích của Warren Buffett dành cho nhà đầu tư: "Nếu bạn gọi đuôi của một con chó là chân, vậy con chó đó sẽ có mấy cái chân?"
- 04-10-202150 tuổi là thời kỳ quan trọng của tuổi thọ, trước khi đi ngủ làm 5 điều thường xuyên, sức khỏe tốt, ít ốm đau
Snowplow Parenting hay còn gọi là nuôi nấng con cái theo kiểu “dọn đường”. Những phụ huynh snowplow thường bắt đầu với những ý định tốt nhất.
Họ muốn làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để giúp con cái được hạnh phúc, thành công và không phải đối mặt với cảm giác khó chịu. Nhưng cũng chính tâm lý đó đã khiến họ sử dụng quyền lực để cướp đi cơ hội phát triển của con.
Snowplow và cha mẹ trực thăng: Sự khác biệt là gì?
Thuật ngữ “cha mẹ trực thăng” đã trở nên phổ biến vào những năm 1990. Họ là tuýp phụ huynh luôn theo dõi con cái của mình từ vị thế trên cao. Ngay cả khi con cái đã trưởng thành, họ vẫn không an tâm về khả năng thực hiện của con nên tiếp tục giám sát chặt chẽ mọi hành động.
“Cha mẹ trực thăng” sẽ không ngừng kiểm tra từ bài tập về nhà cho tới những mối quan hệ, từng điều vụn vặt trong cuộc sống của con cái. Hiệu quả của cách nuôi dạy này có thể đạt hiệu quả nếu được thực hiện một cách có chừng mực.
Trẻ lớn lên với sự giám sát của cha mẹ là một điều tốt. Ở khía cạnh lành mạnh, họ sẽ dạy cho con về ranh giới của trách nhiệm và đúng sai.
Tuy nhiên, nếu việc kiểm soát bị đẩy đi quá xa, phương pháp này đem lại sự phản tác dụng. Khi cha mẹ không hề đặt niềm tin, luôn phản ứng một cách tiêu cực trước mọi hành động và suy nghĩ của con cái thì con cái cũng sẽ thể hiện điều tương tự như vậy.
Trong những năm gần đây, một hiện tượng mới hơn được gọi là “cha mẹ dọn đường” dần trở nên phổ biến hơn. Thuật ngữ này bắt đầu từ vụ bê bối tuyển sinh đại học tại Mỹ tháng 3/2019. Liên quan tới vụ việc này, có khoảng 50 người đã tham gia vào một kế hoạch gian lận các kết quả kiểm tra, hoặc hối lộ cho những người có chức quyền trong trường đại học để làm giả điểm số và thành tích cho con cái của mình.
Những vị phụ huynh này đã được ví là "những cỗ máy đi trước” để xóa bỏ mọi trở ngại trên con đường thành công của con cái. Mọi thất bại, khó khăn và hòn đá cản đường đều bị các bậc cha mẹ này “quét sạch”.
Hầu hết chúng ta không có hàng trăm nghìn USD để tìm cách “lót đường” cho con cái mình, nhưng phong cách nuôi dạy này vẫn có thể thể hiện từ những khía cạnh nhỏ nhất. Cố gắng loại bỏ khó khăn và vấp ngã từ thời thơ ấu của trẻ cũng có thể khiến chúng phải trả giá nhiều hơn khi khôn lớn.
Nếu tước đoạt “quyền được vấp ngã”, chúng ta cũng đồng thời cướp đi khả năng tự phục hồi mà trẻ phải phát triển. Chúng cũng không thể học được các kỹ năng sống quan trọng để tự vượt qua chướng ngại vật, tự vực dậy sau khi vấp ngã và gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Và chúng ta cũng tự cướp đi một tương lai để được tận mắt chứng kiến con cái mình thực sự trưởng thành.
Một số biểu hiện của các “cha mẹ dọn đường” mà đôi khi, chính bạn cũng không nhận ra:
Bạn sẵn sàng can thiệp vào mối quan hệ giữa con và bạn bè, giáo viên, người quen và các bậc cha mẹ khác để con mình không cảm thấy khó chịu về cảm xúc hoặc thể chất.
Bạn luôn thay mặt con giải quyết các vấn đề hay tình huống rắc rối.
Bạn vẫn ra mặt giải quyết chuyện riêng của con, dù chúng đã ở độ tuổi 20 hoặc thậm chí 30 tuổi.
Con bạn đã trưởng thành, đang sống chung nhà, nhưng không đóng góp bất cứ điều gì cho gia đình (bằng vật chất hoặc công sức).
Bạn cũng không có bất cứ kỳ vọng nào đối với con mình về nghề nghiệp, tương lai, năng lực hay chí hướng...
Những đứa trẻ khôn lớn cùng “cha mẹ dọn đường”
Đã quen được cha mẹ dọn đường từ khi mới bắt đầu nhận thức, những đứa trẻ sẽ tin rằng đây là cách thế giới vận hành. Chấp nhận và chờ đợi sự bao bọc từ người lớn cũng là một lẽ đương nhiên. Chúng sẽ lớn lên với nhận thức rằng, mình không bao giờ phải tự đối mặt với bất cứ khó khăn nào.
Cái giá phải trả sẽ ngày càng cao khi đứa trẻ lớn lên. Ở tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu khoảng thời gian tạo dựng bản sắc của riêng mình. Mốc phát triển này đòi hỏi khả năng đối phó với nghịch cảnh. Tuy nhiên, trong thế giới được che chở hoàn toàn, chúng không còn cơ hội để tự định hình bản thân.
Cha mẹ nên kiểm soát sự lo lắng, mạnh dạn và thoải mái để trẻ có cơ hội trải nghiệm, tham gia nhiều hoạt động và học hỏi từ những khó khăn đó. Ảnh: CDN Parenting
Hậu quả sẽ ngày càng leo thang sau ngưỡng tuổi trưởng thành. Thi trượt đại học, không sao, bố mẹ sẽ lo. Không thể tốt nghiệp, không sao, bố mẹ cũng lo. Không tìm được việc làm, không sao, bố mẹ vẫn lo. Những đứa trẻ vẫn tiếp tục bận rộn với những trò chơi, những cuộc vui, mua sắm bằng thẻ tín dụng của cha mẹ...
Trong một cuộc sống mà bạn luôn có sẵn thức ăn, quần áo, được mua sắm và sử dụng mọi thứ một cách miễn phí, không phải đánh đổi bất cứ điều gì, không lo lắng, không muộn phiền… ai sẽ muốn thay đổi?
Sự phiền muộn là một khái niệm hoàn toàn xa lạ nên những đứa trẻ không có khả năng đối mặt với nó. Chúng không có bất cứ kỹ năng nào để tự thay đổi hiện trạng của mình. Và đương nhiên, chúng cũng không bao giờ có thể tự bảo vệ bản thân.
*Theo Ambre Associates