MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cha mẹ kém cỏi thường “gieo” vào đầu con 3 suy nghĩ này: Con lớn lên lúc nào cũng mặc cảm tự ti, tương lai kém triển vọng

11-05-2023 - 05:03 AM | Sống

Giáo dục gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đến thành công tương lai của trẻ.

Khi giáo dục con cái, vai trò định hướng của cha mẹ là rất quan trọng. Nếu cha mẹ truyền cho con cái những tư tưởng sai lầm, tương lai của chúng có thể đi theo chiều hướng tiêu cực. Theo các chuyên gia giáo dục, có 3 suy nghĩ sau đây, nếu cha mẹ thường xuyên gieo vào đầu con thì sẽ khiến con lúc nào cũng mặc cảm, tự ti, tương lai kém triển vọng. Cụ thể như sau:

1. Tiết kiệm là tốt, nhưng khóc lóc than nghèo kể khổ thì không!

Điều kiện kinh tế của gia đình cậu bé Tiểu Quân (Trung Quốc) ở mức trung bình. Sau khi bố mẹ em mua nhà mới, chi tiêu có phần khó khăn hơn. Cũng vì vậy mà mẹ em cố gắng tiết kiệm hết mức có thể.

Tuy nhiên người mẹ đã truyền đạt đến con sai cách. Thay vì dạy con tính tiết kiệm, chị lại ra rả nói với con nhà nghèo, không có tiền. Vì Tiểu Quân còn nhỏ nên chưa thể hiểu hết khái niệm kinh tế. Dưới ảnh hưởng của mẹ, Tiểu Quân dần trở nên nhạy cảm.

Em bỏ bữa ăn sáng để chắt bóp tiền, nhặt những thứ người khác vứt đi để dùng,.. Suy nghĩ của Tiểu Quân bị bao trùm bởi sự tự ti, mặc cảm. Lúc nào em cũng nghĩ đến tiền, lo lắng căng thẳng vô cùng.

Nếu muốn dạy con tính tiết kiệm, cha mẹ không thể dùng phương pháp khóc lóc, than nghèo kể khổ. Cần nhớ rằng, tiết kiệm và tằn tiện là 2 khái niệm khác nhau. Nếu cha mẹ cứ gieo vào đầu trẻ suy nghĩ nghèo khổ thì trẻ rất dễ trở nên keo kiệt, bủn xỉ. Điều này sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ cá nhân sau này.

Thay vì truyền cho trẻ tư tưởng "nhà rất nghèo", cha mẹ hãy truyền cho trẻ tư tưởng "lấy theo nhu cầu, không lãng phí", như vậy mới đạt được mục đích tu dưỡng đức tính tiết kiệm.

Cha mẹ kém cỏi thường “gieo” vào đầu con 3 suy nghĩ này: Con lớn lên lúc nào cũng mặc cảm tự ti, tương lai kém triển vọng  - Ảnh 2.

Cha mẹ hãy dạy con sống tiết kiệm, đừng dạy con sống tằn tiện. (Ảnh minh họa)

2. Ngoan ngoãn thì được nhưng ngoan ngoãn một cách mù quáng thì không!

Các bậc cha mẹ thường thích con mình ngoan ngoãn, vâng lời. Khi giáo dục con, cha mẹ thường dặn con phải nghe lời người lớn, giáo viên, không được cãi lại người lớn,...

Con ngoan ngoãn là điều tốt nhưng cha mẹ không thể xóa bỏ tư duy độc lập của con trong quá trình giáo dục. Cha mẹ nên dạy con ngoan ngoãn, nhưng cần ngoan một cách có lý trí. Tức là không phải điều gì cũng vâng lời, tuân theo một cách rập khuôn mà cần có khả năng phân tích, phán đoán sự việc một cách đúng đắn.

Dạy trẻ ngoan ngoãn, vâng lời đúng cách là hướng dẫn trẻ hình thành thái độ học tốt. Ý nghĩa thật sự của việc ngoan ngoãn, vâng lời là học hỏi kinh nghiệm của người khác và làm điều đúng đắn, từ đó nâng cao hiểu biết. Nó tuyệt đối không phải việc răm rắp nghe theo mệnh lệnh của người lớn.

Hãy thử tưởng tượng xem, nếu một đứa trẻ luôn tuân theo mệnh lệnh của cha mẹ vậy khi ở một mình, nó phải làm gì?

Đứa trẻ sẽ không có suy nghĩ của riêng mình, làm việc gì cũng do dự, không thể đưa ra quyết định. Nếu cứ giữ tính này thì trong tương lai, con bạn sẽ trở thành một "đứa trẻ to xác", không biết mình sinh ra để làm gì, không có lý tưởng, mục tiêu sống.

Chính vì vậy, khi giáo dục trẻ em, tránh chỉ nhồi nhét tư tưởng "ngoan ngoãn", mà hãy tập trung vào "lí trí". Hãy nhớ, để trẻ thiết lập quan niệm đúng đắn mới là mục đích chính của giáo dục.

3. Điểm cao rất quan trọng nhưng không phải là tất cả!

Tầm quan trọng của thành tích học tập đối với tương lai của trẻ là điều hiển nhiên. Vì vậy nhiều bậc cha mẹ rất chú trọng đến thành tích học tập của con mình, nhưng một số cha mẹ lại đi hơi xa và coi thành tích học tập là tất cả. Cha mẹ cần biết rằng, ngoài việc học giỏi, trẻ còn cần rèn luyện nhân cách tốt, tâm lý lành mạnh,...

Nếu chỉ tập trung vào việc học thì sau này đứa trẻ sẽ chẳng khác gì một cỗ máy học tập không có cảm xúc. Chỉ có sự phát triển toàn diện mới là cách giáo dục đúng đắn nhất cho trẻ.

Chính vì vậy, thay vì gieo vào đầu con suy nghĩ "học là duy nhất" thì cha mẹ hãy dạy con "việc học rất quan trọng". Hãy để trẻ biết rằng kết quả học tập có thể ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của bản thân, nhưng không phải là nếu trẻ học không tốt thì không có ích lợi gì.

Nguồn: Baidu

Theo Thanh Hương

Thể thao văn hóa

Trở lên trên