Cha mẹ tại Trung Quốc bỏ tiền 'mua' quốc tịch nước ngoài cho con để tránh thi đại học
Bộ Giáo dục Trung Quốc đang thắt chặt việc kiểm tra ứng viên nước ngoài muốn vào học tại các trường đại học ở nước này như một nỗ lực ngăn chặn một bộ phận người dân trong nước lợi dụng cửa sau để con cái trúng tuyển.
- 22-05-2020Hơn 1.000 trường đại học cao đẳng ở Mỹ bỏ điểm SAT khỏi tiêu chí tuyển sinh bắt buộc
- 19-04-2020Mỹ: Từ Ivy League cho đến các trường đại học công cùng chung một nỗi lo - sinh viên sẽ không quay trở lại sau khi đại dịch kết thúc
- 14-04-2020Mất nguồn thu từ sinh viên nước ngoài do Covid-19, nhiều đại học ở Anh "kêu cứu"
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Bộ Giáo dục Trung Quốc quy định học sinh nước này muốn vào đại học phải trải qua kì thi “cao khảo” cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, những học sinh nước ngoài thì không phải thi. Điều này có nghĩa là quá trình xét tuyển vào đại học đối với các học sinh quốc tế sẽ ít mang tính cạnh tranh hơn.
Lợi dụng lỗ hổng này, một vài phụ huynh khá giả nước này đã tìm cho con cái có được hộ chiếu nước ngoài thông qua các hệ thống đầu tư nhập tịch. Từ đây xuất hiện tình trạng có những học sinh mang hộ chiếu nước ngoài song chưa từng tới đó sinh sống hoặc thậm chí rời khỏi Trung Quốc.
Để giải quyết thực trạng này, ngày 10/6, Bộ Giáo dục Trung Quốc yêu cầu các trường đại học bắt đầu từ năm tới phải “nghiêm ngặt” kiểm tra điều kiện của những học sinh quốc tế nộp đơn.
Theo quy định, những học sinh đủ điều kiện phải có ít nhất hoặc bố hoặc mẹ là người Trung Quốc, có quốc tích nước ngoài kể từ khi mới sinh và phải sống ở nước ngoài ít nhất 2 năm trong vòng 4 năm trước thời điểm họ nộp đơn xin vào các trường đại học.
Những học sinh sinh tại Trung Quốc và có quốc tịch nước ngoài nhờ chính sách nhập cư có thể ứng tuyển nêu như họ có hộ chiếu nước ngoài ít nhất 4 năm, và họ phải sống ở đó từ 2 đến 4 năm.
Mặc dù những quy định trên ban hành từ năm 2009 song giới chuyên gia giáo dục cho biết một số trường đại học Trung Quốc không tuân thủ nghiêm ngặt vì họ nghĩ danh tiếng sẽ uy tín hơn và trường thu được lợi nhuận từ học phí nếu tiếp nhận nhiều “học sinh nước ngoài hơn”. Học phí cho học sinh nước ngoài tại Trung Quốc rơi vào khoảng 20.000-30.000 nhân dân tệ/năm.
Học sinh từ Hong Kong, Macao và Đài Loan (Trung Quốc) sẽ không bị ảnh hưởng bởi các quy định trên và sẽ được đánh giá theo hình thức riêng.
Cao khảo nổi tiếng là cuộc thi cạnh tranh khốc liệt đối với học sinh muốn đỗ đại học tại Trung Quốc. Tỷ lệ chọi tại trường đại học top đầu như Thanh Hoa và Bắc Kinh là 1/2.000 em. Tuy nhiên, những học sinh quốc tế chỉ cần xét tuyển qua kết quả trung học, một bài thi tiếng Trung và trong một vài trường hợp có phỏng vấn.
Ông Yu Minhong – Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ và Giáo dục phương Đông mới tại Bắc Kinh – đã từng đề cập tới vấn đề “nhập cư cao khảo” khi Hội đồng Tư vấn Chính trị của Nhân dân Trung Quốc họp vào tháng năm vừa qua, gọi đây là lỗ hổng mà nhiều người lợi dụng.
“Quy định ban hành năm 2009 có ít tác động trong việc ngăn chặn hành vi này. Bên cạnh đó, các trường đại học có động lực đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa nên quy trình xét tuyển đối với các ứng viên nước ngoài có phần nới lỏng”, ông Yu trả lời tờ The Paper.
Theo dữ liệu thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc, năm 2018, có khoảng 500.000 học sinh nước ngoài được nhận vào 1.004 trường đại học tại đại lục.
Một nhân viên phụ trách mảng nhập cư tại công ty Tư vấn ra nước ngoài Haichen trụ sở tại Thâm Quyến tiết lộ một vài gia đình đã trả tiền để con họ có hộ chiếu nước ngoài, nhưng họ không thực sự đến đó sống. “Một vài khách hàng của tôi chi 1 triệu nhân dân tệ để nhập cư vào Cộng hòa Vanuatu. Có được hộ chiếu đó, họ có thể mở một công ty ngoại biên hay đi tới các vùng lãnh thổ khác mà không cần xin thị thực. Nhưng rất ít người Trung Quốc muốn tới đó sống vì thời tiết nắng nóng và kinh tế không phát triển”.
Giáo sư Zhang Duanhong làm việc tại Viện Giáo dục sau Đại học thuộc Đại học Tongji cho hay gần đây, giới chức chính phủ quan tâm tới vấn đề này vì chứng kiến số lượng học sinh Trung Quốc có quốc tịch nước ngoài nộp đơn gia tăng do hủy kế hoạch du học trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).
Chuyên gia giáo dục Wu Zunmin nhận định giới chức đáng nhẽ cần hành động sớm hơn để hệ thống tuyển sinh công bằng hơn. “Nhiều người lợi dụng lỗ hổng này để con họ có quốc tịch nước ngoài, dễ vào đại học, ngay cả khi con họ học trường trong nước và không học tốt như bạn cùng lớp”, ông Wu lý giải.
Báo Tin Tức