Cha mẹ tuyệt đối không chỉ trích con vào 3 THỜI ĐIỂM này: Càng cố chấp càng minh chứng cho sự thất bại về cách dạy dỗ
Khi muốn nhắc nhở, phê bình con, cha mẹ nên chọn thời điểm và không gian thích hợp.
- 20-05-2022Thần đồng có IQ cao hơn Albert Einstein: Là thiên tài Toán học nổi tiếng thế giới, quá khứ từng bị cho thôi học vì quá thông minh
- 20-05-2022Có gì trong ngôi trường đào tạo bảo mẫu tốt nhất thế giới được Hoàng gia Anh tin tưởng: Học phí cao hơn cả Oxford, nhưng thu nhập tương lai lên đến cả trăm nghìn USD
- 20-05-2022Nam sinh giành học bổng toàn phần Mỹ với bài luận về cách vượt qua biến cố
Trong quá trình nuôi dạy con cái, sẽ có nhiều lúc con làm sai, cần sự uốn nắn kịp thời của cha mẹ. Tuy cha mẹ có quyền giáo dục, giám sát nhưng không có nghĩa là sẵn sàng chỉ trích, quát mắng con mọi lúc mọi nơi. Có những thời điểm cha mẹ không nên phê bình con để tránh gây tổn thương.
Khi con mắc lỗi, cha mẹ cần chọn thời điểm phù hợp để ngồi lại trò chuyện cùng con. Hãy cho con biết lỗi sai đang mắc phải và hướng dẫn cách khắc phục sự cố. Như vậy sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, lần sau không tái phạm và rút ra bài học sâu sắc. Dưới đây là những thời điểm cha mẹ không nên phê bình, khiển trách con.
1. Khi đi ra ngoài vào buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm tràn đầy năng lượng, chúng ta đều cảm thấy phấn chấn, sảng khoái nhất. Cha mẹ nên cùng con chào ngày mới bằng tâm trạng vui vẻ. Khi con đi học, hãy tạm biệt con một cách nồng nhiệt, hào hứng. Hãy chúc con có một ngày đi học tiếp thu được nhiều kiến thức.
Cha mẹ tuyệt đối không phê bình con vào buổi sáng sớm. (Ảnh minh hoạ)
Cha mẹ đừng cằn nhằn, trách móc vào buổi sáng trước các lỗi như: Ăn chậm, ngủ dậy trễ,… Cha mẹ cần tìm ra phương pháp giúp con cải thiện tình trạng trên. Những đứa trẻ bị cha mẹ trách móc vào sáng sớm thường cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, ủ rũ trong cả ngày. Và tất nhiên chúng không còn năng lượng tích cực để tham gia các hoạt động xung quanh.
2. Khi đi ăn cùng nhau
Nhiều bậc cha mẹ không có thời gian bên con mà chỉ tập trung trao đổi với con vào bữa ăn cơm. Vì thế, khi nhớ ra vấn đề gì của con mà họ chưa hài lòng thì sẵn sàng giáo dục trong bữa cơm.
Đây là điều cực kỳ tai hại vì sẽ phá huỷ bầu không khí hoà thuận ban đầu. Trẻ không còn muốn ăn, chỉ ăn nhanh chóng để sớm kết thúc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ.
Cha mẹ mắng con vào bữa ăn cơm có thể khiến con bỏ bữa. (Ảnh minh hoạ)
3. Khi bản thân đang mất bình tĩnh
Người ta nói rằng: "Giận quá mất khôn". Trong lúc cha mẹ đang nóng giận vì việc làm sai của con thì không nên trách mắng bởi có thể khiến con bị tổn thương. Lúc này, cha mẹ hãy đi ra chỗ khác, đợi đến khi bản thân bình tĩnh mới bắt đầu trò chuyện với con. Nếu truy hỏi con lúc nóng giận chắc chắn sẽ xảy ra xung đột.
Hơn nữa, trong trường hợp này, cha mẹ cần thể hiện sự bao dung, độ lượng khiến trẻ ý thức được lỗi lầm. Việc trách móc, quát mắng, thậm chí là sử dụng đòn roi chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ.
Đừng nói chuyện với con khi bản thân đang mất bình tĩnh. (Ảnh minh hoạ)
Cha mẹ có thể tham khảo cách đúng đắn khi phê bình con cái:
- Nói nhẹ nhàng: Hãy phê bình con bằng một giọng nhẹ nhàng, trầm hơn mức bình thường. Giọng trầm và có lực sẽ thú hút sự chú ý, đồng thời khiến trẻ tập trung những gì cha mẹ nói, từ đó đem lại hiệu quả truyền đạt cao.
- Im lặng: Một khi trẻ làm sai điều gì sẽ luôn lo lắng bị cha mẹ trách móc. Trẻ thường suy nghĩ vậy và chuẩn bị đón nhận cơn thịnh nộ từ cha mẹ. Chúng coi đó là điều hiển nhiên và chẳng mảy may quan tâm đến lỗi mình gây ra. Ngược lại, nếu cha mẹ im lặng sẽ khiến tâm lý trẻ căng thẳng, cảm thấy khó chịu. Từ đó trẻ sẽ tự nhìn ra lỗi lầm của mình.
- Gợi ý: Khi con mắc lỗi, nếu cha mẹ bình tĩnh giúp con nhìn ra các lỗi, không chỉ trích nặng lời sẽ khiến trẻ nhanh chóng hiểu được mong muốn của cha mẹ và sẵn sàng chấp nhận cách giáo dục. Đây cũng là cách bảo vệ lòng tự trọng của trẻ.
- Đổi bên: Khi một đứa trẻ mắc lỗi, chúng thường đổ lỗi cho người khác để tránh bị cha mẹ mắng. Lúc này, cha mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi con: "Nếu con là người đó, con sẽ giải thích như thế nào?". Điều này khiến những đứa trẻ nhìn ra lỗi lầm của mình và tự khắc nhận lỗi, không đổ cho người khác nữa.
- Kịp thời và thích hợp: Khái niệm về thời gian của trẻ tương đối kém. Vài ngày trôi qua là trẻ sẽ chẳng còn quan tâm đến chuyện gì vì bản chất của trẻ là ham chơi. Vì thế, khi mới mắc lỗi, cha mẹ cần nghiêm khắc giáo dục để trẻ nhớ và tránh lần sau tái phạm.
Phụ nữ Việt Nam