Cha thong dong, mẹ lo toan - kiểu gia đình "sai lầm", gián tiếp khiến trẻ trở thành kẻ thất bại
Nếu giáo dục của gia đình không đúng đắn thì dù đứa trẻ có thông minh đến đâu, có điều kiện vật chất tốt đến đâu thì ít nhiều cũng sẽ gặp nhiều vấn đề.
- 16-03-2023Cha mẹ cứ áp dụng cách này mà dạy con: Chẳng phải mệt mỏi, lắm lời mà con lại ngoan ngoãn, cả nhà đều vui!
- 16-03-202390% cha mẹ mắc sai lầm trong 2 giai đoạn quan trọng của cuộc đời con: Nếu biết và dạy dỗ kỹ, con sẽ tỏa sáng hơn bạn bè
- 14-03-2023Cha kiếm 54 tỷ/ năm nhưng con bỏ học, 21 tuổi đã kết hôn 2 lần: Sai lầm hóa ra từ cách nuôi dạy tưởng thương mà hoá hại con của vô số phụ huynh
- 14-03-2023Lá thư mẹ gửi con gái nghi oan bạn học trộm tiền, tiết lộ cách dạy con mẫu mực: ‘Con ơi, đừng bao giờ định nghĩa người khác!’
Nhà là cái nôi và là vạch xuất phát quyết định tương lai của một đứa trẻ. Muốn con cái sau này có thể trở thành trụ cột của xã hội, tạo được thành tựu nào đó thì giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng hơn cả.
Triết gia Rudolf Steiner cho rằng: "Hành vi và cách thể hiện của cha mẹ trước mặt con cái quyết định khuynh hướng phát triển của trẻ". Trong đó, có một kiểu cha mẹ thường giáo dục những đứa trẻ thất bại, bởi chính họ đã là tấm gương thất bại cho con cái của chính mình, đó chính là: Người cha thong dong + người mẹ lo toan.
Người cha thong dong: Con không tìm thấy giá trị của sự tồn tại
Sự thiếu vắng của người cha trong giáo dục con cái đã trở thành hiện tượng thường thấy trong nhiều gia đình, thậm chí nhiều trẻ còn dùng những cái tên như "người bố trong bóng tối", "người lạ" để gọi cha mình.
Trên mạng đã từng thu thập hồ sơ của 30 ông bố, sau khi được hỏi "Bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho con mình?", thật bất ngờ khi kết quả cho thấy 50% trong số họ dành ít hơn 5 giờ cho con cái mỗi tuần, và chỉ 20% trong số họ dành thời gian cho con cái mỗi ngày.
Điều buồn cười là trong số những ông bố này, phần lớn họ thừa biết mình dành quá ít thời gian cho con cái, không biết con mình thực sự cần gì trong quá trình trưởng thành, nhưng lại không chịu thay đổi.
"Công việc tôi quá bận, lấy đâu ra thời gian cho con?"
"Dạy con là việc của mẹ, còn tôi chỉ cần lo kiếm tiền nuôi gia đình".
"Chỉ cần cho nó đồ chơi và điện thoại di động là được, còn cần người chơi cùng sao?"
Hầu hết các ông bố sẽ viện nhiều lý do khác nhau để từ chối giao tiếp sâu với con cái, dẫn đến thời gian đồng hành cùng con bị hạn chế, vì theo quan điểm của họ, con cái không cần một người cha đi cùng.
Lâm Văn Thải - một chuyên gia nuôi con Trung Quốc nổi tiếng đã chỉ ra rằng: Người quyết định liệu một đứa trẻ có đủ tự tin trong tương lai hay không chính là người cha.
Là người dẫn dắt chúng ta bước ra thế giới, người cha có thể dạy con những quy tắc ứng xử với người khác, tinh thần phiêu lưu và dũng khí vượt qua khó khăn… Sự đồng hành hàng ngày của người cha thật sự có thể khiến con tự tin hơn.
Ngược lại, những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc của cha thường thua kém những đứa trẻ khác về kỹ năng xã hội, sự tự tin cá nhân và tinh thần mạo hiểm. Chúng khó có thể ý thức được sự tồn tại cá nhân và giá trị bản thân, điều này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Người mẹ lo toan: Con không thể sống vui
Ngay từ khi đứa trẻ chào đời, người mẹ đã phải lo toan đủ điều. Mang thai 10 tháng, người mẹ đương nhiên coi con mình quan trọng hơn bất kỳ ai khác. Nhưng theo các chuyên gia nuôi con, nguyên nhân sâu xa khiến mẹ không thể thư thái trong công việc nuôi dạy con chính là do người chồng không chịu "động đậy".
Người mẹ một mặt phải gánh vác "trách nhiệm làm mẹ", lo cho việc ăn uống hàng ngày của con, thu xếp mọi việc cho con; Một mặt, họ còn phải đảm đương "trách nhiệm của người cha", dạy con những nguyên tắc sống, cách tự bảo vệ mình.
Các bà mẹ phải lo toan quá nhiều việc như thế thường có 3 xu hướng hành vi sai lầm trong việc nuôi dạy con cái: quá nhạy cảm, bảo vệ quá mức và kiểm soát quá mức. Thế nên, chúng ta thường bắt gặp rất nhiều bà mẹ khi thì mạnh mẽ, nhưng dễ gục ngã khi con của họ gặp vấn đề.
Khi con mắc lỗi, họ có lẽ sẽ phê bình, bắt con sửa sai, giáo dục con một cách nghiêm khắc. Nhưng khi thấy con rơi nước mắt, họ không thể không dỗ dành, đầu hàng và xin lỗi con.
Một người mẹ nhạy cảm và bảo vệ quá mức thường dẫn đến những khó khăn trong quá trình phát triển nhân cách và hành vi của trẻ sau này, chẳng hạn như trẻ sẽ trở nên nhút nhát và yếu đuối, hay phụ thuộc, khó hòa nhập với xã hội hoặc ích kỷ, nổi loạn và ngoan cố, khó hòa đồng với người khác.
Suy cho cùng, một gia đình lành mạnh không thể thiếu sự chung tay giáo dục của cả cha lẫn mẹ, tình yêu thương, sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau của cha mẹ sẽ tạo được môi trường trưởng thành tốt và cuộc sống hạnh phúc cho trẻ.
Trí thức trẻ