MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chăm 2 em trai suốt 3 năm, sau khi cha dượng qua đời, tôi không có tên trong di chúc vẫn thấy ấm lòng

27-02-2024 - 20:54 PM | Sống

Chăm 2 em trai suốt 3 năm, sau khi cha dượng qua đời, tôi không có tên trong di chúc vẫn thấy ấm lòng

Sau khi bố mẹ qua đời, người phụ nữ Trung Quốc bất ngờ nhận được món quà ấm ấp từ hai người em trai cùng mẹ khác cha.

*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Triệu Tử Hà, được đăng trên trang 163.com (Trung Quốc).

Vào một ngày mùa đông hơn 20 năm về trước, bố trong lúc đón tôi đi học về đã gặp tai nạn rồi không bao giờ tỉnh lại. Sau chuyện này, mẹ coi tôi là nguồn gốc của sự mất mát đó nên đã gửi tôi cho bà ngoại rồi bỏ lên thành phố làm ăn. 5 năm sau đó khi tôi 13 tuổi, bà tái giá rồi dắt tôi về sống chung với cha dượng. Cũng từ đây, cuộc đời của tôi bắt đầu rẽ sang một hướng khác.

Sống ở thành phố, tôi lạ lẫm với tất cả mọi thứ nên dần thu mình lại. Mẹ lại bận rộn suốt ngày, chẳng có thời gian quan tâm tới tôi. Cũng may có sự động viên của cha dượng, tôi mới dần mở lòng ra với mọi người. Không những thế, ông còn chỉ bảo tôi học hành, chăm lo cho tôi giống như con ruột. Cảm nhận được tình thương của người đàn ông này, tôi cũng không ngần ngại mà xem ông như cha ruột của mình. Tuy nhiên, sự xuất hiện của em trai đã thay đổi mọi thứ.


Chăm 2 em trai suốt 3 năm, sau khi cha dượng qua đời, tôi không có tên trong di chúc vẫn thấy ấm lòng- Ảnh 1.


Năm tôi 15 tuổi, mẹ sinh em trai. Kể từ đó, mọi sự quan tâm của cha dượng và mẹ đều dành hết cho nó. Tôi lại trở về với quãng thời gian cô độc của mình, chỉ lấy việc đi học làm niềm vui. Hai năm sau đó, em trai thứ 2 của tôi ra đời, cha dượng đi làm xa, mẹ tôi vừa chăm sóc 2 em vừa bận công việc nên mọi việc trong nhà cũng đều do tôi đảm nhận.

Cứ thế trong nhiều năm, tôi vừa cố gắng học hành, vừa chăm em, vừa làm việc nhà. Với tôi, những việc này không quá nặng nhọc, tuy nhiên việc không cảm nhận được tình yêu thương của gia đình khiến tôi cảm thấy vô cùng chán ghét nơi này. Những ngày tháng đó, những hạt giống khao khát tự do đã nảy mầm trong tôi, khiến tôi có thêm động lực để “phá kén” và tìm kiếm cho mình một chân trời mới..

Năm 18 tuổi, tôi chính thức rời nhà và bước chân ra xã hội tìm việc làm. Lúc đó, tôi khao khát kiếm tiền và muốn bản thân có một cuộc sống độc lập hơn. May mắn thay, cuộc đời cho tôi gặp được nhiều người tốt. Vì được họ giúp đỡ nên con đường thăng tiến trong công việc của tôi cũng rất thuận lợi. Nhiều lúc tôi tự cho rằng đây là những điều mà cuộc đời bù đắp cho tuổi thơ cơ cực của tôi.

Cũng kể từ khi đi làm, tôi ít khi liên lạc với gia đình, có chăng cũng chỉ là những cuộc gọi ngắn ngủi thông báo đã gửi tiền cho mẹ để phụ giúp nuôi các em. Lần duy nhất tôi trở về nhà là lúc chuẩn bị kết hôn, chồng tôi muốn hai bên gia đình gặp mặt và tổ chức một lễ cưới đầy đủ các thành viên trong nhà. Đó cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi gặp lại các em của mình. Tuy nhiên xa nhau lâu ngày, chị em tôi cũng chẳng còn cảm giác thân thuộc như trước nữa.

Càng kiếm được tiền, tôi lại muốn đi xa và khám phá thế giới. Những năm tháng tự do, tự tại khiến có lúc, tôi nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ quay trở lại căn nhà đó nữa. Dẫu vậy, một chuyện xảy vào ra năm ngoái khiến tôi phải thay đổi quyết định.

Chăm 2 em trai suốt 3 năm, sau khi cha dượng qua đời, tôi không có tên trong di chúc vẫn thấy ấm lòng- Ảnh 2.

Sau khi tôi lập gia đình được vài năm, mẹ và cha dượng tôi đột ngột qua đời trong một tai nạn xe. Nhận được cuộc điện thoại báo tin từ em trai, tôi cùng chồng vội về để giúp các em lo liệu hậu sự. Xong xuôi, chúng tôi tính lên xa quay lại thành phố thì bất ngờ được 2 người em gọi lại để bàn chuyện thừa kế tài sản. Điều này khiến tôi vô cùng ngạc nhiên bởi bấy lâu nay, tôi vẫn nghĩ mình là người thừa thãi trong nhà nên sẽ không có khoản thừa kế.

Quả thực đúng như vậy, theo lời em trai, tôi vốn không được nêu tên trong di chúc của cha dượng. Thế nhưng 2 đứa em của tôi vẫn quyết chia một phần tài sản là một cuốn sổ tiết kiệm. Theo cả hai, một nửa số tiền trong cuốn sổ tiết kiệm đó là số tiền tôi vẫn gửi về hàng tháng khi mẹ còn sống. Hơn nữa, phần thừa kế này cũng là lời cảm ơn của hai đứa dành cho tôi khi ngày bé đã từng chăm sóc và quan tâm chúng. Lớn lên, cùng nhờ số tiền của tôi mà cuộc sống của cả hai cũng rất đủ đầy. Cũng qua món quà này, 2 đứa em tôi muốn cả 3 chúng tôi sẽ giữ liên lạc và tiếp tục quan tâm nhau như những chị em trong nhà thực sự.

Nhìn hai đứa em trai đã khôn lớn, nước mắt tôi chợt trào ra. Hóa ra đây là tình thân ấm áp mà đã từ lâu tôi không còn cảm nhận được. Cũng chính từ giây phút đó, tôi nhận ra cuối cùng mình cũng có một gia đình thực thụ.

(Theo 163.com)

Ánh Lê

Phụ nữ số

Trở lên trên