Chăm bố 6 năm, thấy thông báo chuyển tiền 200 triệu đồng, tôi đưa ông vào viện dưỡng lão: Chỉ mình tôi hiểu nguyên do
Người phụ nữ Trung Quốc gánh vác trách nhiệm chăm sóc bố trong khi em trai là người được bố mẹ chiều chuộng từ nhỏ lại dửng dưng.
- 28-12-2023Người đàn ông 58 tuổi đang gội đầu thì lên cơn đột quỵ! Bác sĩ nhấn mạnh: Tuổi trung niên phải nhớ 3 KHÔNG trong mùa lạnh
- 28-12-2023Kỳ lạ loài chim cánh cụt ngủ 10.000 giấc mỗi ngày, mỗi giấc chỉ 4 giây
- 28-12-2023Thu nhập 15 triệu/tháng, liệu có thể tiết kiệm 500 triệu trong vòng 3 năm?
Bài viết của tác giả Lưu Lan Tường trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)
Trưởng thành trong gia đình thiên vị
Tôi là con gái cả trong gia đình nông thôn, phía sau còn em gái và em trai. Bố mẹ tôi đều có tư tưởng “con gái là con người ta”, sớm muộn cũng lấy chồng rời nhà nên từ khi chúng tôi còn nhỏ, bố mẹ đã không ngần ngại thể hiện sự thiên vị khi chiều chuộng em trai hơn cả. Trong ký ức của tôi, là chị cả nên tôi luôn chịu nhiều trách nhiệm hơn nhưng nếu có đồ ăn ngon, quần áo đẹp, tôi luôn là người cuối cùng được nhắc đến.
Hết cấp 3, tôi phải đi làm luôn mà không được học đại học vì bố mẹ cho rằng con gái không cần học quá nhiều. Tiền 2 chị em tôi đi làm đều phải gửi về nhà, bố mẹ nói sẽ giữ hộ và trả khi cần nhưng khi chúng tôi hỏi đến, họ lại quả quyết số tiền đó sẽ để em trai xây nhà, cưới vợ sau này.
Sau khi kết hôn, tôi chỉ tập trung chăm lo gia đình nhỏ của mình. Tôi nghĩ rằng vốn dĩ số tiền đi làm trước đây đã đều gửi hết cho bố mẹ, nay em trai trưởng thành nên là người gánh vác trách nhiệm chu cấp, phụng dưỡng giúp 2 chị gái.
Thế nhưng 6 năm trước, sau khi mẹ qua đời, bố tôi thường xuyên than đau lưng, đau đầu nên muốn sống cùng con cái. Điều tôi không ngờ đến là em trai thất nghiệp, không những không kiếm được tiền mà còn thường xuyên xin tiền bố. Em trai thẳng thừng từ chối yêu cầu đón bố đến nhà chăm sóc, lấy lý do bận rộn và vợ không muốn sống cùng người già. Vậy nên dù miễn cưỡng, tôi vẫn đón bố về nhà ở với vợ chồng tôi.
Thất vọng dồn nén khi bố chỉ nghĩ đến em trai
Ban đầu chồng tôi phản đối quyết định này, trong mắt chồng, bố tôi là người quá gia trưởng và cũng không coi trọng con rể. Dù vậy chồng tôi vẫn đồng ý cho bố ở lại, cho đến 3 năm trước thì bố tôi bị đột quỵ do vẫn còn giữ nhiều thói quen xấu nên bệnh tình tuổi già trở nặng. Lần này tôi lại gọi cho em trai, mắng em nên chịu một phần trách nhiệm chăm sóc bố thay vì thoái thác hoàn toàn trách nhiệm cho các chị.
Vậy mà thái độ của em trai vẫn như trước, nhất quyết từ chối và cúp máy lạnh lùng. Bố tôi được xuất viện nhưng ốm yếu hơn trước rất nhiều, giọng điệu nói chuyện với chúng tôi cũng mềm mỏng hơn so với trước. Bố xin lỗi vì đối xử không tốt khi các con còn nhỏ, không ngờ người con trai cha mẹ vẫn chiều chuộng lại không có tình nghĩa như vậy.
Tôi đã tưởng bố đã thay đổi và yêu thương con gái hơn, nhưng khi một sự việc không ngờ đến xảy ra tôi mới ngỡ ngàng. Cách đây một thời gian, tôi hỏi bố tôi có tiền tiết kiệm không để gom góp thêm tiền cho cháu trai lên thành phố học đại học thì bố nói không có. Ngay ngày hôm sau, một người hàng xóm nhìn thấy bố đến ngân hàng và nói lại với tôi. Tôi tò mò kiểm tra điện thoại của ông, phát hiện bố đã chuyển hết số tiền 80.000 NDT (274 triệu đồng) sang tài khoản của em trai tôi.
Thông báo chuyển tiền khiến tôi sững sờ và suy sụp. Tôi nhận ra dù bản thân có hiếu thảo đến đâu thì cũng không thể nào thay đổi được vị trí trong lòng bố so với em trai. Tôi hỏi bố về giao dịch này, tại sao thay vì cho cháu trai tiền học đại học lại đưa hết cho em trai tôi nhưng bố im lặng.
Thất vọng bao nhiêu năm dồn nén, tôi gọi điện cho em trai yêu cầu đến đón bố về nhưng em vẫn dửng dưng. Tôi quyết định đưa bố vào viện dưỡng lão, toàn bộ chi phí tôi vẫn chi trả, chỉ là bản thân không muốn chăm sóc ông thêm nữa. Nếu cha mẹ biết nỗi buồn của những đứa con lớn lên trong một gia đình luôn tồn tại sự thiên vị, có lẽ tôi và em gái đã không chịu thiệt thòi cho đến tận hôm nay.
Phụ nữ số