Chăm bố suốt 8 năm, đến ngày luật sư công bố di chúc, tôi phải bật khóc, gọi cảnh sát đến nhà
Sau khi đọc nghe xong bản di chúc của bố và phản ứng của 3 anh chị, vợ chồng tôi đã phải khóc vì một sự thật đau lòng.
- 13-07-2024Không phải 21h, đây mới là thời điểm đi ngủ để sống thọ: Làm thêm 3 việc này còn giúp dưỡng xương, bổ thận
- 13-07-2024Từ 60 tuổi đã có trong tay 4 “át chủ bài” này thì xin chúc mừng: Tuổi già an nhàn, hạnh phúc mỹ mãn
- 09-07-20241 nữ kế toán lâu năm đột nhiên nghỉ việc bị cảnh sát truy lùng suốt 9 năm: Chiêu thức biển thủ 3,7 tỷ đồng bị phanh phui
Bài viết dưới đây là chia sẻ của cô Hồng (Trung Quốc) đang được chia sẻ trên nền tảng Toutiao.
Tôi là con út trong gia đình có 4 anh chị em. Trước đây, bố mẹ tôi đều có mức lương không cao. Để trang trải cuộc sống gia đình, thỉnh thoảng, tôi thấy bố vẫn phải đi làm thêm bên ngoài.
Cho đến năm tôi lên lớp 10, mẹ đột ngột qua đời do bệnh hiểm nghèo. Áp lực tài chính nuôi 4 người con đang ở độ tuổi ăn học lại đổ dồn lên vai bố. Để các con không phải chịu bất kỳ thiệt thòi gì, bố lại tiếp tục miệt mài làm 2-3 việc cùng một lúc.
Mãi cho đến khi chứng kiến tất cả các con học hành xong, lập gia đình và có cuộc sống riêng, bố mới yên tâm nghỉ ngơi. Cho đến lúc này, ông lại đột nhiên lâm bệnh nặng, cần người chăm sóc.
Ban đầu, 4 anh chị em thống nhất thuê người giúp việc để chăm sóc bố. Tuy nhiên, sau 1 lần tái khám, bác sĩ khuyên gia đình nên dành thời gian với ông cụ nhiều hơn để sức khỏe nhanh hồi phục. Lúc này, vấn đề bắt đầu nảy sinh.
Tất cả 4 anh chị em chúng tôi đều đã có gia đình riêng, vướng bận con cái và công việc. Việc dành thời gian mỗi ngày để chăm sóc và trò chuyện cùng bố không phải điều đơn giản. Anh cả và 2 chị đùn đẩy trách nhiệm, đưa ra đủ lý do để từ chối.
Không thể nhìn bố hy sinh cả một đời nay lại cô đơn độc chống chọi với bệnh tật, vợ chồng tôi quyết định nhận trách nhiệm này. Ngay tại cuộc họp gia đình, tôi thống nhất luôn với anh chị cũng cần tham gia hỗ trợ cùng, sau đó tất cả đều đồng ý.
Sau ngày hôm đó, tôi và chồng dọn dẹp căn phòng trống còn lại trong nhà, mua sắm thêm giường tủ để đón bố lên nhà nhằm tiện chăm sóc. Kể từ lúc phải chăm bố, vợ chồng tôi lúc nào cũng nhanh chóng hoàn thành công việc để trở về nhà sớm nhất có thể.
Chi phí học tập của các con ngày một gia tăng. Trong khi đó, sức khỏe của bố ngày một yếu đi, thường xuyên phải vào bệnh viện thăm khám. Thực tế này đẩy vợ chồng tôi vào tình cảnh khó khăn về mặt tài chính.
Trong một vài tháng đầu, anh chị có gửi tiền hỗ trợ đều đặn nhưng sau đó thì không. Một vài lần tôi liên lạc để hỏi về việc này nhưng tất cả đều gạt đi. Hai vợ chồng cảm thấy vẫn cố được nên cũng không muốn làm khó anh chị.
Cứ như vậy 11 năm trôi qua chỉ có tôi cùng chồng chăm sóc bố. Cho đến cuối năm 2023 vừa qua, bố trút hơi thở cuối cùng.
Sau khi lo xong công việc, luật sư liên hệ để lên lịch hẹn với 4 anh chị em nhằm công bố bản di chúc. Theo đó, bố để hết 800.000 NDT cho gia đình tôi. 3 anh chị lớn không có tên trong bản di chúc tỏ ra hoài nghi. Song khi được tận tay cầm và đọc di chúc, họ mới thực sự tin vào sự thật. Thậm chí, trong đó, bố còn ghi rõ tại sao chỉ 2 vợ chồng tôi được thừa hưởng số tiền này vì lo ngại tranh chấp sẽ xảy ra.
Tưởng rằng, anh chị hiểu những đóng góp của vợ chồng tôi trong suốt 11 năm qua nên sẽ không có những phản ứng khó xử. Song mọi thứ diễn ra theo chiều hướng trái ngược.
Cả 3 anh chị tỏ thái độ giận dữ, không công nhận bản di chúc này. Thậm chí anh cả và chị hai còn có những lời nói và hành động thiếu tôn trọng. Họ làm ầm ĩ đến mức vợ chồng tôi phải liên hệ với cảnh sát địa phương để được hỗ trợ.
Cho đến giờ khi nghĩ về sự việc ngày hôm đó, tôi vẫn không khỏi rơi nước mắt. Một mình gia đình tôi chăm bố nhưng chưa khi nào nghĩ đến việc sẽ nhận được thừa kế. Cho đến khi có tên trong di chúc, vợ chồng tôi hoàn toàn ngỡ ngàng. Sau đó, vì khoản tiền này, tình cảm anh em chúng tôi trở nên rạn nứt khó có thể hàn gắn.