Chăm mẹ 3 năm chỉ được cho 62 triệu đồng, ngày ra ngân hàng rút tiền, tôi ngỡ ngàng với câu nói của nhân viên
Bí mật đằng sau quyết định phân chia tài sản của mẹ chồng khiến người con dâu Trung Quốc sững sờ.
- 06-09-2024Sau khi cưới, mẹ vay tiền của dâu mới để sửa nhà, em ấy hứa cho bà 2 tỷ và kèm một điều kiện làm gia đình tôi dậy sóng
- 06-09-2024Sếp mời đi ăn nhưng bạn không thể đến, người thường chỉ nói “Tôi bận”, người EQ cao đáp khéo léo theo cách này
- 06-09-2024Tôi bán hàng ăn sáng, thu nhập ngót 100 trăm triệu đồng/tháng: “Nghề nghiệp không phân cao thấp, chăm chỉ ắt có thành tựu”
*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Lý Mai được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).
Tôi là con một trong một gia đình lao động nghèo ở tỉnh Liêu Ninh. Bố mẹ gắng mãi mới nuôi tôi ăn học thành tài. Sau khi ra trường, với tấm bằng giỏi, tôi được nhận vào một công ty đa quốc gia với mức thu nhập tốt. Đến năm 27 tuổi, tôi được gả vào một gia đình khá giả, ông xã vốn là người bạn thân thuở còn học đại học.
Nhìn cuộc sống có vẻ như rất thuận lợi của tôi, bạn bè đều tỏ ra ghen tị. Thế nhưng ít ai biết được rằng những điều mà tôi phải trải qua sau khi kết hôn không màu hồng như họ vẫn nghĩ.
Chồng tôi là con thứ trong gia đình có hai anh em, trước anh ấy có một người anh trai cũng đã lập gia đình. Có lẽ vì được chiều chuộng từ nhỏ nên chồng tôi gần như không phải động tay vào bất cứ chuyện gì. Do đó, mọi việc trong nhà đều một tay tôi lo liệu. Đã thế, công việc kinh doanh của gia đình cũng do bố chồng và anh trai gánh vác. Chồng tôi chỉ suốt ngày chơi bời và sống hưởng thụ trên khối tài sản của gia đình. Tôi vì thế nên cứ buồn phiền trong lòng.
3 năm sau đó, bố chồng tôi đột nhiên lâm bệnh nặng. Hầu như mọi việc trong công ty đều do một mình anh chồng xử lý. Lúc này, bố mới gọi chồng tôi đến và giao phó một phần công việc. Không lâu sau đó, ông qua đời.
Kể từ ngày bố mất, sức khỏe của mẹ chồng tôi cũng sa sút rất nhiều. Thời gian này, vợ chồng tôi quyết định đón bà về chăm sóc. Tuy nhiên vì tuổi cao sức yếu, bệnh mẹ trở nặng và việc chữa trị không hiệu quả nên chỉ sau 3 năm, mẹ chồng tôi cũng qua đời.
Trước khi mất, bà đã gọi chúng tôi đến để phân chia gia sản. Về công việc kinh doanh của gia đình, chồng tôi và anh trai sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò như bố chồng đã giao phó. Còn về tài sản, gia đình anh trai được thừa kế 2 căn biệt thự của bố mẹ. Trước mặt anh chị, mẹ chồng cũng đưa cho tôi một cuốn sổ tiết kiệm trị giá 18.000 NDT (khoảng 62 triệu đồng) và nói: “3 năm nay vợ chồng con đã hết lòng chăm sóc mẹ. Sổ tiết kiệm này xem như là món quà mẹ cảm ơn 2 đứa.”
Nghe đến đây, không hiểu tại sao mặt tôi lại đanh lại, giọng ấp úng nói cảm ơn mẹ. Dẫu vậy, nghĩ đến bao năm vất vả chăm sóc cho mẹ chồng nhưng chỉ được bà chia cho một phần ít gia sản, tôi cảm thấy có chút thất vọng. Tôi không tị nạnh với gia đình anh chị nhưng càng nghĩ, tôi càng thấy mẹ chồng hơi bất công với mình. Chồng tôi dường như lại thờ ơ trước chuyện này, còn bảo mẹ làm thế là đã có sự tính toán chu toàn cho con cái.
Sau đám tang của mẹ, tôi cất sổ tiết kiệm đó vào két sắt và không đụng tới nó. Mãi đến 1 năm sau đó, khi đang cần một khoản tiền gấp để đóng tiền học cho con, tôi mới lấy sổ tiết kiệm ra và đến ngân hàng để rút tiền. Ngay khi đến lượt mình, tôi bảo nhân viên tất toán toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm. Giao dịch viên đáp lại yêu cầu của tôi bằng một vẻ mặt khá bất ngờ rồi hỏi: “Chị rút số tiền lớn như vậy để làm gì vậy ạ?”
Nghe vậy, tôi cười nhẹ và thắc mắc: “Tôi rút tiền để đóng học phí cho con. Trong sổ của tôi cũng chỉ có 18.000 NDT thôi mà?”
-“Không ạ. Trong sổ có số tiền lên đến 8 triệu NDT (hơn 27,7 tỷ đồng) mà chị”, giao dịch viên vội tiếp lời.
Thấy tôi vẫn hoài nghi, giao dịch viên còn đọc lại rõ ràng toàn bộ thông tin họ tên chủ sổ, người thụ hưởng. Những thông tin này khiến tôi choáng váng. Buổi tối hôm đó về đến nhà, tôi không ngủ được. Tôi kể chuyện này với chồng thì nhận lại một tràng cười giòn giã từ anh. Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, chồng tôi mới thú nhận rằng anh đã biết chuyện này từ lâu.
Chồng tôi kể rằng mẹ anh đã biết tôi và chị dâu vốn “bằng mặt mà không bằng lòng”. Để anh chị em trong nhà không xảy ra mâu thuẫn, bên ngoài mẹ chồng vẫn tỏ ra thiên vị chị dâu hơn một chút vì chị ấy tính cách khá tiểu thư, luôn muốn mình là tâm điểm của mọi người. Còn thực chất bên trong, bà vẫn rất yêu thương tôi, không hề có sự phân biệt nào cả. Đó cũng là lý do khi nghe mẹ chồng phân chia tài sản, chồng tôi hoàn toàn không có ý kiến gì.
Nghe những lời chồng nói, tôi cảm thấy có chút xấu hổ và tội lỗi. Khi nhìn lại mọi chuyện, tôi thấy mình thật đáng trách. Mẹ chồng từ trước đến nay vẫn luôn đối xử rất tốt với tôi, vậy mà nhiều lúc, tôi lại có những suy nghĩ không tốt về bà. Có lẽ, sự tham lam hay sự ích kỷ ẩn sâu trong tôi đã “sống dậy” và che mắt tôi lúc đó. Cũng may nhờ sự chu đáo và thấu hiểu của mẹ chồng, tôi đã vỡ lẽ ra mọi chuyện. Đây cũng là bài học mà có lẽ cả cuộc đời tôi không bao giờ dám quên.
(Theo Toutiao)
Phụ nữ số