MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chăm sóc cha mẹ hơn 50 năm, tưởng được hưởng trọn căn nhà do cả 2 viết di chúc để lại, người đàn ông lặng người khi nghe chị cả nói điều này

26-04-2024 - 10:47 AM | Sống

Dù được cha mẹ viết di chúc để lại nhà cho mình, người đàn ông Trung Quốc vẫn không được thừa kế trọn vẹn căn nhà vì 1 lý do.

Năm 2009, tại một con hẻm nhỏ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, 5 anh chị em nhà họ Đỗ đã xảy ra một trận tranh cãi nảy lửa trước ngôi nhà nhỏ cấp bốn xập xệ mà cha mẹ để lại. Theo đó, sau khi cha mẹ qua đời, những đứa con trong gia đình này tụ hội để bàn bạc nhau chuyện phân chia gia sản. Tài sản thừa kế duy nhất chính là căn nhà nhỏ nói trên. Số đông muốn “chia” ngôi nhà ra làm 6 phần, chia đều cho mỗi người. Tuy nhiên, chỉ có người con trai thứ 5 Đỗ Tân Dân là không đồng ý với quyết định này.

Cả 5 người còn lại đều cho rằng cậu út tham lam, muốn tranh giành gia sản với các anh chị. Thế nhưng, đằng sau ánh mắt cố chấp của người đàn ông ngoài 60 này lại chất chứa điều gì đó khó nói. Phải chăng đó là sự bất lực trước những người anh, người chị ruột thịt của mình?

Người con hiếu thảo

Quay ngược thời gian về hơn 50 năm trước đó, cha mẹ ông Đỗ Tân Dân khi còn trẻ đã bỏ ra 300 NDT để mua một căn nhà gỗ nhỏ trong con hẻm ở Bắc Kinh. Đây cũng chính là tổ ấm mà gia đình 8 người của họ sau này cùng chung sống rất vui vẻ.

photo-1714101839545

Cha mẹ ông Đỗ. Ảnh: Sohu

Mãi đến khi những đứa trẻ đến tuổi trưởng thành. Họ lập gia đình và chuyển đến những nơi khác. Lúc đó, chỉ có người con trai thứ 5 là ông Đỗ không nỡ để cha mẹ sống cô đơn, buồn tủi nên vẫn ở lại để chăm sóc. Cứ thế, suốt nhiều năm sau đó, nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ đặt trọn lên vai vợ chồng người đàn ông này. Sự hiếu thảo của vợ chồng ông tất cả bà con làng xóm đều thấy rõ. Ngay cả anh chị trong nhà cũng xuýt xoa rằng rằng nếu không có họ, cha mẹ cũng không thể có tuổi già êm ấm như vậy.

Sau khi cha mẹ ông Đỗ bước sang tuổi 80, sức khỏe yếu dần, không còn đi lại được như trước. Mùa đông ở Bắc Kinh đôi khi có thể lên tới âm 10 độ C, nước lạnh cóng, nhưng vợ chồng ông chưa bao giờ kêu ca lấy một lời khi chăm sóc cha mẹ. Họ vẫn ân cần, quan tâm đấng sinh thành một cách chu đáo nhất và xem họ là điều ưu tiên nhất trong cuộc sống. Thậm chí dù gia cảnh chẳng mấy khá giả, nhưng khi có được cơ hội sở hữu một căn nhà nhỏ của riêng mình, Đỗ Tân Dân cũng quyết định từ chối. Bởi lẽ, khi họ nhận món quà này của xí nghiệp đang làm, họ sẽ phải chuyển đến một nơi xa hơn, không thể gần cha mẹ.

photo-1714101499705

Vài năm sau đó, vợ chồng Đỗ Tân Dân bị sa thải. Không có nguồn thu nhập, họ phải đi tìm việc khắp nơi nhưng rất khó tìm được công việc phù hợp bởi còn cần thời gian chăm sóc cha mẹ già. Cuối cùng, cả hai quyết định nhận công việc giao sữa với mức lương chỉ 2.000 NDT/tháng. Bên cạnh đó, họ cũng tranh thủ buôn bán ở lề đường khi có thời gian rảnh để kiếm thêm đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống.

Nghèo khó đến mấy, vợ chồng ông Đỗ cũng luôn cố gắng tìm mua những món ăn ngon để tẩm bổ cho cha mẹ. Dù vậy, người đàn ông này vẫn cảm thấy có lỗi sâu sắc với cha mẹ mình vì không thể cho họ cuộc sống tốt hơn. Trong khi đó, 5 anh chị của ông kể từ lúc có tổ ấm mới đã dần quên đi cha mẹ già ở nhà, vài năm mới qua thăm một lần.

Mất tình thân vì ngôi nhà thừa kế

Năm 2007, cha của Đỗ Tân Dân mất, một năm sau đó, mẹ ông cũng qua đời. Khi nỗi đau còn chưa kịp nguôi ngoai, trừ người anh thứ 2 đã mất, 4 anh chị em còn lại của ông Dân cùng nhau trở về nhà để bàn bạc chuyện chia gia sản. Ngôi nhà mà cha mẹ họ để lại tuy tồi tàn và nhỏ bé nhưng lại nằm ở một vị trí tốt. Theo giá BĐS vào thời điểm đó, ngôi nhà này có thể trị giá 25 triệu NDT.

Chăm sóc cha mẹ hơn 50 năm, tưởng được hưởng trọn căn nhà do cả 2 viết di chúc để lại, người đàn ông lặng người khi nghe chị cả nói điều này- Ảnh 3.

Ông Đỗ. Ảnh: Sohu

Quá bất bình trước thái độ của anh chị mình, ông Đỗ từ chối đón tiếp họ, đồng thời thông báo cha mẹ đã để lại căn hộ này cho ông. Nghe vậy, 5 người còn lại nhất quyết không tin, bắt ông đưa ra bằng chứng. Lúc này, ông Đỗ mới tiết lộ bí mật, đó là cha mẹ ông vốn đã lập di chúc từ lâu và trao cho người người chị cả trong gia đình. Tuy nhiên, người chị cả lập tức phủ nhận chuyện này. Thậm chí, người phụ nữ này còn nói với 3 người em còn lại của mình rằng ông Đỗ đang bịa chuyện. Người anh thứ 3 thậm chí đã kiện ông Đỗ ra tòa.

Chăm sóc cha mẹ hơn 50 năm, tưởng được hưởng trọn căn nhà do cả 2 viết di chúc để lại, người đàn ông lặng người khi nghe chị cả nói điều này- Ảnh 4.

Anh chị em của ông Đỗ. Ảnh: Sohu

 Thấy người chị và anh của mình vì tiền mà đánh mất lý trí, đổi trắng thay đen, ông Đỗ lặng người. Cuối cùng, 5 anh em trong nhà chọn cách giải quyết mâu thuẫn là ngồi xuống và thỏa hiệp. Theo đó, sau nhiều lần được tòa án hòa giải, ngôi nhà mà cha mẹ để lại cuối cùng được chia làm 2 phần. Theo đó, ông Đỗ nhận 42% gia sản, phần còn lại được chia đều thành 6 phần cho cả 6 anh chị em. Câu chuyện tranh giành tài sản giữa những đứa con nhà họ Đỗ cũng kết thúc ở đó.

Trong câu chuyện này, nhiều người hàng xóm cảm thấy bất bình thay cho vợ chồng ông Đỗ Tân Dân. Bởi khi đã chứng kiến sự hiếu thảo của 2 người con này, họ cho rằng cách phân chia gia sản nói trên vẫn chưa đủ công bằng. Câu chuyện cũng là bài học cho nhiều người khi muốn để lại gia sản cho con cháu. Trong tình huống này, cha mẹ nên lập di chúc rõ ràng và có người làm chứng. Chỉ có như vậy, di chúc mới có hiệu lực pháp lý và tránh được những rắc rối không cần thiết.

(Theo Sohu)

Ánh Lê

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên