Chán các hình mẫu "tài sắc vẹn toàn", giới trẻ Trung Quốc thần tượng các nhân vật “vô năng”, thất bại vì 1 lí do ngỡ ngàng
Cảm thấy nhàm chán với hình mẫu “tài sắc vẹn toàn” trên phim ảnh, một bộ phận giới trẻ Trung Quốc giờ chuyển qua thần tượng những người “vô năng”, thất bại tìm niềm an ủi.
- 28-04-2024"Tình yêu độc thân" của giới trẻ Trung Quốc: Không nhắn tin mỗi ngày, hẹn hò 2 lần/tuần rồi ai về nhà nấy tận hưởng cuộc sống riêng
- 26-02-2024Bác sĩ nói gì trước trào lưu "ăn bông vạn thọ cùng mì tôm" đang rần rần trên TikTok?
- 21-02-2024Trào lưu ăn phở mặn quay trở lại: Mọi người nên ăn thế nào cho an toàn, tránh tăng huyết áp, bệnh tim mạch?
Giới trẻ Trung Quốc ngày càng thích hình mẫu nhân vật vô dụng
Người dân Trung Quốc hay ở hầu hết mọi nơi trên thế giới có truyền thống tôn thờ các nhân vật siêu anh hùng trong phim, nhưng mọi thứ đang thay đổi. Họ đã quá chán nản với những nhân vật đầy tham vọng và đẹp trai trong phim.
Việc nhận ra rằng các siêu anh hùng hoàn hảo chỉ tồn tại trong tưởng tượng đã khiến người hâm mộ phim nữ giới chuyển sang thần tượng một loại hình nhân vật hoàn toàn trái ngược: những người được trìu mến gọi là "wo nang fei". Từ này trong tiếng Trung có nghĩa là những kẻ thua cuộc vô dụng, nhu nhược, vô tích sự.
Những nhân vật như vậy thường chọn cách "nằm thẳng", hoặc làm càng ít càng tốt để "thích nghi" với trong văn hóa công sở cạnh tranh hoặc mối quan hệ gia đình độc hại.
Hiện tượng này càng được thúc đẩy bởi nhân vật Mã Kiệt, do nam diễn viên Bạch Khách thủ vai, trong bộ phim hài đang ăn khách Johnny Keep Walking. Bạch Khách vào vai một giám đốc nhân sự khốn khổ, người luôn bị ép làm thêm giờ, phải tuân theo bộ máy quan liêu vô nghĩa và vâng lời ông chủ khó chịu của mình răm rắp chỉ để giữ được công việc của mình trong bối cảnh làn sóng sa thải đang bao trùm khắp thị trường.
Các fan nữ ca ngợi sự kém cỏi và nhu nhược của anh. Họ cũng khen ngợi sự dịu dàng, trái tim nhân hậu và sự tận tâm cống hiến hết mình cho gia đình của nhân vật Mã Kiệt.
Xu hướng chống lại nam tính độc hại
Xu hướng chuyển sang thích những anh chàng thất bại còn được coi là sự nổi loạn chống lại vẻ nam tính độc hại của những nhân vật đẹp trai truyền thống, có ý chí mạnh mẽ.
Vào những năm 2000, các nhân vật nam chính được khán giả Trung Quốc yêu thích nhất là những giám đốc đẹp trai, tổng tài giàu có với tính cách "bá đạo".
Tuy nhiên, khi nhận thức của công chúng về bình đẳng giới ngày càng tăng, các fan nữ không còn mong muốn được các siêu anh hùng giải cứu nữa mà bắt đầu quay lưng lại với hình mẫu "nam tính độc hại" này. Thay vào đó, nữ giới ngày nay mong được đối xử tôn trọng và nhận được sự quan tâm dịu dàng.
Thái độ mới này được mở đầu bằng bộ phim truyền hình "Chàng trai lý tưởng của tôi" (2012). Trong tác phẩm, nữ chính đã chọn một người đàn ông bình thường làm người yêu của mình thay vì là một CEO như những kịch bản thường thấy.
Mã Kiệt và các nhân vật wo nang fei khác phục vụ cho những người hâm mộ nữ yêu thích tuýp người đàn ông tốt của gia đình, làm việc chăm chỉ, trung thành với gia đình, giỏi nấu nướng và đôi khi còn tỏ ra cần được phụ nữ bảo vệ.
Chấp nhận sự bình thường
Giờ đây, ngày càng có nhiều người đồng cảm với những kẻ bình thường đến mức tầm thường trong cuộc sống, vì hầu hết chúng ta đều như vậy.
Xu hướng mới này chính là cách cư dân mạng chống lại khối áp lực "cơm áo gạo tiền": tìm đến sự động viên từ các thần tượng wo nang fei.
"Dám gây rối với tôi? Vậy thì bạn đã tìm đúng người rồi. Tôi là người dễ sai bảo nhất ở đây đấy", một cư dân mạng tự chế giễu bản thân một cách hài hước khi đăng bài ủng hộ kiểu hâm mộ mới này.
Những nhân vật "vô năng" và nội dung phim ảnh sát với thực tế như vậy phản ánh cuộc chiến cá nhân của mỗi người, do đó nhận được sự đồng cảm cao. Họ sử dụng sự hài hước của họ như một phương thức đánh lạc hướng để giảm bớt nỗi lo lắng về bản thân vô dụng và tìm thấy niềm an ủi từ hình mẫu về những nhân vật "vô năng".