Chân dung 13 gia đình giàu nhất ngành ngân hàng: Sở hữu hơn 210.000 tỷ đồng, VPB và TCB chiếm một nửa danh sách
Đây cũng phần lớn là những doanh nhân thuộc thế hệ khởi nghiệp từ Đông Âu quay về nước lập nghiệp.
- 11-05-2022Thời "tiền mặt là vua": 24 doanh nghiệp có nhiều tiền nhất sàn chứng khoán đang gửi ngân hàng hơn 17,3 tỷ USD, sẵn sàng nguồn lực cho các cơ hội sắp tới
- 05-05-2022Tăng trưởng mạnh, gần 40 doanh nghiệp gia nhập CLB lãi nghìn tỷ, một ngân hàng bất ngờ vượt cả Hoà Phát, VCB để đứng đầu
Trong top người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bên cạnh nhóm doanh nhân giàu lên từ bất động sản thì nhóm khởi nghiệp từ ngân hàng luôn chiếm số lượng khá đông đảo. Thống kê cho thấy, tại ngày 11/7/2022, có 13 người hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đang (cùng người liên quan) sở hữu lượng cổ phiếu trị giá hơn 210.000 tỷ đồng.
Với đặc thù quy định về sở hữu, một cá nhân không nắm giữ quá 5% cổ phần của ngân hàng do vậy những ông những ông chủ nhà băng thường "san sẻ" cổ phần cho những người thân trong gia đình cùng sở hữu.
Do vậy để tính toán một cách gần đúng nhất khối tài sản của các doanh nhân này cần phải nhìn vào tổng tỷ lệ sở hữu của cá nhân và những người, tổ chức liên quan.
Diễn biến một số cổ phiếu ngân hafg từ đầu năm
Danh sách 13 người này đến từ 7 ngân hàng, trong đó VPB có 4 đại diện, TCB có 3, VIB có 2 và 4 đại diện đến từ OCB, ACB, Seabank và HDB. Đây cũng phần lớn là những doanh nhân thuộc thế hệ khởi nghiệp từ Đông Âu quay về nước lập nghiệp.
Điểm thú vị là 3 người có tài sản lớn nhất là Chủ tịch TCB Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch TCB Nguyễn Đăng Quang và Phó Chủ tịch HDBank Nguyễn Thị Phương Thảo lại có tài sản chủ yếu không đến từ ngân hàng.
Phần lớn tài sản của bộ đôi tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh đến từ Masan còn tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo chủ yếu đến từ Vietjet.
Cụ thể, ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch HĐQT Techcombank) và gia đình hiện đứng đầu danh sách những người giàu nhất lĩnh vực ngân hàng trên sàn chứng khoán. Khối tài sản của ông và gia đình tính theo giá đóng cửa ngày 11/7/2022 là xấp xỉ 51.000 tỷ đồng, trong đó lượng cổ phiếu TCB có trị giá gần 22.000 tỷ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Quang chỉ sở hữu lượng cổ phiếu TCB trị giá 300 tỷ đồng và không có người thân nào cùng nắm giữ.
Masan Group - công ty do ông Quang làm chủ tịch - hiện sở hữu 20% cổ phần của TCB.
Ông Hồ Hùng Anh
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và chồng - ông Nguyễn Thanh Hùng đứng thứ 2 với tài sản hơn 40.000 tỷ đồng, trong đó giá trị lượng cổ phiếu HDB là 8.400 tỷ đồng.
Con số này bao gồm cả tài sản cá nhân trực tiếp đứng tên và cổ phần của những công ty liên quan như CTCP Sovico và Cty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang là Tổng giám đốc hãng hàng không Vietjet, đồng thời là phó Chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng HDBank.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và chồng
Chủ tịch VPBank – ông Ngô Chí Dũng và gia đình đứng thứ 4 với khối tài sản trị giá 23.800 tỷ đồng. Ông Dũng hiện nắm hơn 219 triệu cổ phiếu VPB, ngoài ra mẹ, vợ, anh rể và con gái ông Dũng cùng công ty liên quan cũng nắm lượng lớn cổ phiếu này.
Ông Ngô Chí Dũng
Một đại diện khác cũng có trong tay khối tài sản chục nghìn tỷ đồng là bà Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch Thường trực Seabank (SSB).
Nắm trong tay khối tài sản dao động từ 7 - 9 nghìn tỷ gồm có 2 đại diện khác của VPBank là ông Bùi Hải Quân và Lô Bằng Giang, gia đình chủ tịch ACB Trần Hùng Huy và gia đình chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ.
Gia đình Chủ tịch Ngân hàng ACB
Các vị trí tiếp theo gồm có ông Đỗ Xuân Hoàng (VIB), Nguyễn Cảnh Sơn (TCB), Trịnh Văn Tuấn (OCB) và Nguyễn Đức Vinh (VPB) với tài sản từ 3-5 nghìn tỷ đồng.
Mặc dù chỉ là một khoản đầu tư bên cạnh cơ nghiệp chính Eurowindow, lượng cổ phần TCB mà ông Nguyễn Cảnh Sơn đang nắm giữ hiện cũng có trị giá tới hơn 4.000 tỷ đồng.
Đứng cuối danh sách là CEO VPBank Nguyễn Đức Vinh. Mặc dù không phải là những người tham gia gây dựng ngân hàng này từ đầu nhưng ông Vinh đã ghi dấu quan trọng trong sự phát triển những năm gần đây và hiện cùng gia đình sở hữu khối tài sản lên tới 3.200 tỷ đồng.