MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chân dung 'cha đẻ' tập đoàn Sony: Akio Morita và hành trình tạo nên dấu ấn 'Made in Japan' không thể phai mờ

24-10-2021 - 00:00 AM | Sống

Akio Morita - với tư cách là người sáng lập Sony, là người có khả năng giải quyết vấn đề "đắt giá" nhất. Chính sự nhanh nhạy của ông đã tạo nền tảng cho sự phát triển vững mạnh của tập đoàn này trong một thời gian dài.

Năm 1921, Akio Morita sinh ra tại tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ông sinh ra trong một gia đình rất giàu có và là con trai cả đời thứ 15 của gia tộc Morita. Ngành kinh doanh chính của gia đình ông là sản xuất rượu vang. Năm 10 tuổi, Akio Morita đã được đào tạo để trở thành người kế vị tương lai của gia tộc.

Nhưng Akio Morita không mấy bận tâm đến việc kinh doanh của gia đình, cái ông đam mê là lĩnh vực kỹ thuật điện tử. Trùng hợp thay, đầu thế kỷ trước đang trong lúc kỹ thuật điện tử phát triển nhanh nhất. Akio Morita ngày nào cũng đắm chìm trong kỹ thuật điện tử, không lo học hành. Cuối cùng khó khăn lắm ông mới đậu vào trường trung học, lúc này ông mới bắt đầu học tập chăm chỉ.

Sau này, ông thi đậu vào Ngành STEM của Đại học Hoàng gia Osaka để nghiên cứu vật lý, thế là cuối cùng ông đã có thể tiếp tục theo đuổi đam mê kỹ thuật điện tử của mình. Trong thời gian học đại học, Akio Morita đã học được rất nhiều kiến thức vật lý. Sau khi tốt nghiệp, ông vào một viện nghiên cứu làm việc và gặp kỹ sư Masaru Ibuka.

Chính nhờ Masaru Ibuka mà Akio Morita bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp.

Dùng mẹo nhỏ thúc đẩy doanh số bán hàng

Vào giữa năm 1946, ngay sau Thế chiến II, Nhật Bản chìm trong mây mù. Masaru Ibuka đã mời Akio Morita cùng nhau khởi nghiệp, và họ cùng nhau thành lập nên "Tokyo Tsushin Kogyo".

Công việc kinh doanh của họ đơn giản và dễ dàng hơn nhiều so với Kazuo Inamori và Konosuke Matsushita. Vì gia đình Akio Morita đầu tư vốn ban đầu cho công ty của hai người, Masaru Ibuka phụ trách nghiên cứu khoa học, Akio Morita phụ trách đối ngoại. Có thể nói đây là công ty tuy nhỏ nhưng rất chỉn chu. Có vốn, có cả nghiên cứu và tiếp thị, một công ty đầy đủ bộ phận như vậy còn lo lắng về điều gì nữa?

Năm 1950, Masaru Ibuka và Akio Morita đã cực lực sản xuất thành công một máy ghi âm. Thế nhưng công sức của hai người họ không được đền đáp vì chiếc máy này quá đắt. Người dân Nhật Bản đang trong thời kỳ đó không có tiền để mua những chiếc máy ghi âm đắt tiền.

Người dân bình thường không có tiền không có nghĩa là quốc gia cũng vậy, thế là Akio Morita chuyển nhóm đối tượng. Morita bắt đầu đến trường học và các hội nghị để bán hàng. Ở những nơi hành chính này, máy ghi âm thực sự rất phổ biến và việc buôn bán rất thuận lợi.

Chân dung cha đẻ tập đoàn Sony: Akio Morita và hành trình tạo nên dấu ấn Made in Japan không thể phai mờ - Ảnh 1.

Tư duy giải quyết vấn đề của Morita thực sự đáng khâm phục. Ảnh: Toutiao

Năm 1957, Akio Morita lại sản xuất thành công "radio bán dẫn". Hai người họ đã áp dụng công nghệ để làm cho chiếc radio này trở nên rất nhỏ, thuận tiện cho mọi người mang theo. Bên cạnh đó, Morita đang chuẩn bị mở rộng thị trường, ông có ý định đưa radio bán dẫn sang thị trường Mỹ.

Nhưng khi radio được bán tại Mỹ, một vấn đề khác lại xuất hiện. Bởi vì túi áo người Mỹ tương đối nhỏ, không lớn như người Nhật. Vì vậy chiếc radio bán dẫn do họ chế tạo không thể vừa với túi áo của người Mỹ, thế nhưng nếu làm cho chiếc radio này nhỏ hơn nữa sẽ tốn rất nhiều chi phí. Phải làm sao đây?

Lại đến lúc Akio Morita phải giải quyết vấn đề. Ông đã nghĩ ra một mẹo nhỏ, đó là chỉnh lại túi áo của nhân viên bán hàng to một tí, sao cho đựng vừa chiếc radio. Đây là một mẹo đánh lừa nhận thức, khách hàng khi đến mua hàng thấy vậy sẽ nghĩ rằng túi áo của họ cũng sẽ đựng vừa chiếc radio này. Với cách làm này, radio bán dẫn đã càn quét triệt để toàn thị trường Mỹ và Nhật Bản.

Năm thứ hai, Akio Morita chuẩn bị triển khai kinh doanh toàn thị trường, và việc đầu tiên ông phải làm là đổi tên công ty. Đến đây, một thương hiệu "Made in Japan" trứ danh sắp ra đời.

Tên đầy đủ của công ty là "Tokyo Tsushin Kogyo" - Cái tên này quá dài, chỉ nhìn qua là sẽ quên ngay. Akio Morita cũng nhận thấy cái tên quá dài và không phù hợp để xây dựng thương hiệu, nên công ty đã đổi tên một lần nữa, và Sony đã ra đời. Cùng năm, Sony chính thức lên sàn niêm yết.

Chân dung cha đẻ tập đoàn Sony: Akio Morita và hành trình tạo nên dấu ấn Made in Japan không thể phai mờ - Ảnh 2.

Akio Morita là một trong hai nhà sáng lập Công ty đa quốc gia Sony. Ảnh: Toutiao

Cho đến thời điểm hiện tại, Sony vẫn là một công ty đa quốc gia khổng lồ trên thế giới và hãng cũng có rất nhiều thương vụ làm ăn lớn.

Bí quyết thành công là kỹ năng giải quyết vấn đề trên cả tuyệt vời

Akio Morita - với tư cách là người sáng lập Sony, là người có khả năng giải quyết vấn đề "đắt giá" nhất. Khi công ty gặp vấn đề, ông sẽ nhanh chóng tìm ra giải pháp một cách xuất sắc. Dù đó là sản phẩm quá cao giá không ai mua hay sản phẩm không thể hoạt động ở thị trường Mỹ, ông luôn xác định chính xác cốt lõi của vấn đề và giải quyết nó thành công.

Ông quan niệm rằng không có vấn đề nào là không giải quyết được, chỉ có người không thể giải quyết được vấn đề. Akio Morita có thể xác định chính xác mấu chốt của mọi vấn đề và dùng chi phí thấp nhất để giải quyết. Nếu bạn đang đối mặt với vấn đề khách hàng không có tiền để mua sản phẩm, bạn sẽ giải quyết như thế nào? Đại đa số chúng ta sẽ chọn giảm giá sản phẩm thay vì chuyển hướng đối tượng tiêu dùng.

Tư duy giải quyết vấn đề của Akio Morita rất đáng để chúng ta học hỏi. Khi giải quyết vấn đề, ông thường xem xét các vấn đề sau:

Trước hết, ông biết cốt lõi vấn đề nằm ở đâu. Trong công việc, bạn sẽ gặp phải vấn đề không hề đơn giản, những vấn đề "khó nhằn" này thường kéo theo nhiều điều kiện. Lúc này bạn không nên bận tâm các điều kiện khác, tập trung vào vấn đề cốt lõi là điều quan trọng nhất.

Chân dung cha đẻ tập đoàn Sony: Akio Morita và hành trình tạo nên dấu ấn Made in Japan không thể phai mờ - Ảnh 3.

Điều quan trọng nhất khi giải quyết vấn đề là tìm ra cốt lõi của vấn đề đó. Ảnh: Toutiao

Thứ hai, ông dám thay đổi tư duy. Người càng lớn tuổi, kinh nghiệm càng phong phú thì càng khó thoát khỏi tư duy cứng nhắc. Đôi khi, hãy suy nghĩ thêm, sẽ có những cách giải quyết khác tốt hơn đang chờ bạn.

Akio Morita từng nói: "Bạn không nên bỏ qua bất cứ cơ hội nào, dù cơ hội đó chỉ có 1% khả năng thành công." 

Nguồn: Toutiao

Phương Thu

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên