Chân dung doanh nghiệp hàng không vũ trụ bí ẩn tại Đà Nẵng, chuyên sản xuất linh kiện cho Boeing, Airbus, Embraer, Bombardier...
Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Đà Nẵng Sunshine do Tập đoàn UAC đầu tư là 1 trong 8 dự án đầu tư được thành phố Đà Nẵng trao Giấy chứng nhận đầu tư tại chương trình Tọa đàm mùa xuân 2019.
- 04-05-2022Ngành hàng không hồi phục, lợi nhuận của ông trùm sân bay ACV lên cao nhất từ khi covid bùng phát
- 04-05-2022Không hẹn mà gặp, nhiều tập đoàn đồng loạt muốn rót hàng tỷ USD vào Tây Nguyên
- 03-05-2022Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không cất cánh
Nếu so sánh giữa công nghiệp và du lịch, phần lớn mọi người đều biết Đà Nẵng là địa phương nổi tiếng với du lịch. Ngành công nghiệp Đà Nẵng vốn ít nhắc đến nhưng thành phố này đã đạt đặt mục tiêu công nghiệp công nghệ cao sẽ là lĩnh vực mới và mũi nhọn được ưu tiên tập trung thu hút phát triển trong giai đoạn 2016-2020. Đà Nẵng đã thu hút được không ít doanh nghiệp FDI về lĩnh vực này, trong đó có một dự án về ngành hàng không vũ trụ là dự án Nhà máy linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.
Dự án này do công ty TNHH Universal Alloy Corporation Việt Nam triển khai tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Xã Hoà Liên, Huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. Nhà máy linh kiện Sunshine có diện tích 170.000m2. Dự án do Tập đoàn UAC (Mỹ) đầu tư với tổng vốn 170 triệu USD đã hoàn thành giai đoạn 1 thông qua công ty TNHH Universal Alloy Corporation Việt Nam (UAC Việt Nam).
UAC là nhà sản xuất linh kiện máy bay hàng đầu thế giới cho các công ty hàng không như Boeing, Airbus, Embraer, Bombardier và các chuỗi cung ứng liên quan của họ. UAC thường cung cấp hợp đồng dài hạn cho: Boeing 787, 777, 767 và 737; Airbus từ A350, A330, A320, A220 và ATR; Embraer E195; và máy bay Bombardier CRJ. 100% sản phẩm được sản xuất tại Khu CNC Đà Nẵng sẽ xuất khẩu sang các thị trường hàng không vũ trụ trên thế giới.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.
Doanh nghiệp FDI này được thành lập tháng 2/2019. Ngành nghề kinh doanh đăng ký chính gồm lắp ráp các linh kiện và sản phẩm gia công và xử lý bề mặt các bộ phận, linh kiện và sản phẩm, đúc kim loại màu trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.
Vốn điều lệ đăng ký của UAC Việt Nam 34 triệu USD tương đương 788,6 tỷ đồng tại thời điểm năm 2019. Chủ sở hữu là công ty Universal Alloy Corporation Asia có trụ sở tại Singapore.
Đại diện UAC Việt Nam cho biết, Nhà máy được vận hành theo quy trình khép kín, trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, áp dụng nghiêm ngặt các quy định của Hệ thống quản lý an toàn quốc tế. Các sản phẩm được sản xuất tại Khu công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng sẽ được xuất khẩu đi các thị trường Châu Âu, Malaysia và Bắc Mỹ để cung cấp đến các hãng hàng không lớn trên thế giới như Boeing, British Airwway,…
Đến thời điểm hiện tại, UAC Vietnam đã đạt được chứng nhận quản lý chất lượng hàng không AS9100 và hiện đang gia công các linh kiện phức tạp từ hợp kim nhôm, là sản phẩm cuối cùng giao đến cho khách hàng. Đầu năm 2020, những lô hàng mẫu đầu tiên của Nhà máy đã được xuất sang thị trường Hoa Kỳ.
Trong giai đoạn 2, Nhà máy sẽ mở rộng sản xuất bộ phận chi tiết dùng trong ngành hàng không và sản xuất nguyên liệu thô bằng vật liệu composite. Nhà máy đặt mục tiêu đến năm 2021, giá trị xuất khẩu đạt 25 triệu USD, năm 2022 đạt 82 triệu USD và từ năm 2026 đạt hơn 180 triệu USD.
Năm 2021, công ty Univeral Alloy Việt Nam hợp tác cùng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng về hợp tác đào tạo, hỗ trợ sinh viên thực tập học kỳ doanh nghiệp và thực tập. Theo ông Ciprian Bota, giám đốc sản xuất, hiện công ty này có kế hoạch tuyển dụng hơn 1000 kỹ sư, lao động trình độ cao trong các ngành nghề cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa… đồng thời cũng dành cơ hội thực tập cho sinh viên liên quan đến lĩnh vực gia công cơ khí, CNC, CAD/CAM, kiểm tra chất lượng sản phẩm, xử lý bề mặt vật liệu, môi trường….
Về lịch sử tập đoàn Universal Alloy Corporation (UAC) tại Mỹ, khởi đầu là một cửa hàng bán dụng cụ và khuôn ở Nam California. Sau này UAC đã phát triển trở thành một trong những nhà sản xuất máy sản xuất khuôn đúc hợp kim cứng hàng đầu thế giới. Ngày nay, UAC đã phát triển trở thành một công ty đa quốc gia lớn mạnh thông qua các thương vụ M&A. Năm 1991, UAC mua lại bởi tập đoàn Alu Menziken của Thụy Sĩ. Đến năm 2006, UAC mua lại bởi Montana Tech Components. Sang năm 2010, UAC thành lập cơ sở tại châu Âu.
Nói thêm về công ty con Montana Components, đây là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các cấu kiện và cấu kiện nhẹ phức tạp cho ngành hàng không vũ trụ. Montana Components là đối tác quan trọng của các nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới như Boeing, Airbus,... và các nhà cung cấp cấp 1 của họ.
Năng lực cốt lõi của Montana Aerospace bao gồm việc phát triển và sản xuất các bộ phận máy bay quan trọng. Danh mục sản phẩm của công ty này mở rộng từ các thành phần cấu trúc dài hơn 20 mét cho thân máy bay, cánh và càng hạ cánh đến các thành phần động cơ quan trọng chịu tải nhiệt và cơ học cao và các thành phần chức năng cho nội thất cabin.
Nhịp sống kinh tế