Chân dung người mua ô tô điện Việt Nam và các nước láng giềng: VinFast cần tập trung vào những yếu tố này!
Người Việt Nam quan tâm những yếu tố nào khi quyết định mua ô tô điện?
Mới đây, Deloitte Đông Nam Á chính thức phát hành Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu về Người tiêu dùng ô tô năm 2023: Góc nhìn Đông Nam Á. Nghiên cứu này cung cấp các thông tin về hành vi người tiêu dùng trong ngành ô tô cũng như các xu hướng đang ảnh hưởng lên hệ sinh thái phương tiện di chuyển toàn cầu, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp định hình các chiến lược phát triển và đầu tư.
Từ tháng 9 đến tháng 10/2022, Deloitte đã khảo sát hơn 26.000 người tiêu dùng tại 24 khu vực địa lý để tìm hiểu ý kiến về các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến ngành ô tô, bao gồm sự quan tâm của người tiêu dùng đối với việc sử dụng xe điện (EV), nhận thức về thương hiệu, và áp dụng công nghệ được kết nối.
Dù truyền thông có nói nhiều về tính cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng xu hướng chuyển sang xe điện thực ra lại xuất phát dựa trên mong muốn cắt giảm chi phí vận hành xe.
Báo cáo cho rằng, cần tập trung vào việc xây dựng khả năng sạc công cộng để giải quyết các mối lo ngại về phạm vi hoạt động của xe điện, nhưng thực tế sử dụng hàng ngày, hầu hết người tiêu dùng cho biết sẽ sạc xe điện tại nhà . Điều này đặt ra câu hỏi về tính khả thi của việc sạc tại nhà trong bối cảnh đô thị đông dân cư của Đông Nam Á.
Rào cản chính đối với việc sạc tại nhà được chỉ ra là chi phí lắp đặt thiết bị.
Hầu hết khách hàng mua xe điện có nhu cầu sạc bằng điện lưới, hoặc cả điện lưới và các nguốn thay thế như điện mặt trời.
Hầu hết mọi người đều sẵn sàng bỏ ra nhiều thời gian hơn để sạc xe điện so với đổ xăng. Ở Việt Nam, 98% người được khảo sát cho biết họ sẵn sàng chờ hơn 10 phút để sạc xe.
Tuy nhiên, nếu có giải pháp nhiên liệu bền vững hơn đối với môi trường cho xe động cơ đốt trong, 75% người Việt Nam trả lời khảo sát cho biết cũng có thể sẽ cân nhắc lại việc mua xe điện.
Hơn 90% người trả lời kỳ vọng một chiếc xe điện đầy pin cần đi được quãng đường tối thiểu là 200 km, để họ cân nhắc chuyển sang xe điện. Ở Việt Nam, con số này là 97%.
Mối lo ngại lớn nhất về xe điện chạy pin của người Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia là cơ sở hạ tầng sạc công cộng , chỉ có người Singapore lo lắng nhiều hơn về thời gian sạc.
Ở tất cả các thị trường Đông Nam Á, người tiêu dùng dựa vào chất
lượng sản phẩm để đưa ra quyết định mua hàng.
Người tiêu dùng đã dần quen với việc chờ trong khoảng thời gian lâu hơn để giao nhận xe mới, mở ra cơ hội cho mô hình bán lẻ bán theo đơn đặt hàng.
Người Việt Nam rất quan tâm đến sự minh bạch về giá cả và coi đó là khía cạnh quan trọng nhất của trải nghiệm mua hàng. Trong khi đó, người dân ở các quốc gia láng giềng khác quan tầm nhiều hơn đến thoả thuận tốt.
Nhịp sống thị trường