MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chân dung những “tác nhân” khiến VN-Index mất đi 182.000 tỷ đồng, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong hơn 3 tháng

Chân dung những “tác nhân” khiến VN-Index mất đi 182.000 tỷ đồng, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong hơn 3 tháng

Việc những nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của thị trường chứng khoán thời điểm hiện tại như VN30 cũng tới gần nửa đã giảm sàn, cho thấy rõ mức độ tiêu cực của phiên giao dịch hôm nay.

Tâm lý kém tích cực bao trùm thị trường chứng khoán trong phiên đầu tiên của tháng 10, thị trường chìm trong sắc đỏ trong hầu hết thời gian giao dịch. Càng về cuối phiên, mức giảm càng mạnh và có thời điểm chỉ số VN-Index đã đánh rơi 52 điểm, về dưới mốc 1.080 điểm dưới áp lực bán tháo mạnh đẩy hàng trăm cổ phiếu nằm sàn la liệt. Thị trường hồi phục đôi chút trong phiên ATC và kết phiên giảm gần 46 điểm, chỉ còn 1.086,44 điểm.

Tính chung trên toàn thị trường, có tới 796 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó có tới 188 mã giảm hết biên độ. Đáng chú ý, rổ VN30 hôm nay ghi nhận tới 11 mã giảm hết biên độ trong số 29 mã giảm; duy nhất VIC giữ được sắc xanh khi kết phiên. Hầu hết các nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép, bán lẻ dầu khí, phân bón đều chìm trong sắc đỏ với biên độ giảm tương đối mạnh., hàng loạt mã thậm chí còn giảm sàn với nhiều mã "trắng bên mua".

Mức giảm hơn 4% cũng khiến VN-Index dẫn đầu trong top chỉ số chứng khoán “tệ” nhất thế giới trong phiên hôm nay 3/10. Đồng thời, vốn hóa của sàn HoSE đã bị"thổi bay" gần 182.000 tỷ đồng chỉ sau một phiên, giá trị còn lại rơi về mức 4.322.977 tỷ đồng

Chân dung những “tác nhân” khiến VN-Index mất đi 182.000 tỷ đồng, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong hơn 3 tháng - Ảnh 1.

Xét về mức độ đóng góp, hai bluechips nhà băng là VCB và BID đã trở thành "tội đồ" lớn nhất khiến VN-Index đánh rơi tổng cộng hơn 6 điểm trong phiên đầu tuần khi VCB thì giảm 3,6% xuống 70.600 đồng/cp trong khi BID giảm sàn 6,9% về mức giá 31.550 đồng/cổ phiếu. Loạt mã ngân hàng khác như TCB, CTG, VPB, MBB với biên độ giảm mạnh cũng góp mặt trong danh sách cổ phiếu tác động tiêu cực lên thị trường.

Chưa dừng lại, “anh cả” ngành thép là HPG tiếp tục là nhân tố đè mạnh lên thị trường khi lấy đi 2,1 điểm của VN-Index với mức sắc xanh sàn 6,8%, thị giá còn 19.750 đồng/cp. lần lượt lấy đi 2,2 điểm và 2,18 điểm của chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hai ông lớn đầu ngành khí và thép này trong phiên hôm nay cũng kết phiên với mức giảm mạnh, trong khi GAS điều chỉnh tới 4,8% thì HPG cũng giảm 4,1%, tương ứng, vốn hóa của hai doanh nghiệp này đã bốc hơi tổng cộng hơn 17.500 tỷ đồng chỉ sau một phiên giao dịch.

Việc những nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của thị trường chứng khoán thời điểm hiện tại như VN30 cũng tới gần nửa đã giảm sàn, cho thấy độ tiêu cực của phiên giao dịch hôm nay. Top 15 cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index trong phiên giảm mạnh này này còn có những cổ phiếu như GVR, GAS, VRE, NVL, FPT, BVH, MSN…

Chân dung những “tác nhân” khiến VN-Index mất đi 182.000 tỷ đồng, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong hơn 3 tháng - Ảnh 2.

Ở chiều ngược lại, sắc xanh le lói tại một số cổ phiếu giúp thị trường có lực chống đỡ, thu hẹp một phần đà giảm. Tuy nhiên mức độ tăng không thấm vào đâu với đà lao dốc mạnh của các nhóm cổ phiếu còn lại. Theo đó, VIC ngược dòng tăng 0,9% lên mức 55.550 đồng/cổ phiếu đã trở thành "công thần" lớn nhất giúp VN-Index tăng 0,5 điểm.

Báo cáo mới đây của Vietcombank Securities (VCBS) đánh giá, VN-Index vừa trải qua 1 tuần giảm điểm mạnh xuyên thủng hỗ trợ vùng đáy tháng 7, các chỉ báo vẫn đang diễn biến tiêu cực và chưa có dấu hiệu tạo đáy thứ nhất. Do đó không loại trừ việc phiên tăng điểm kết tuần 30/9 vừa qua chỉ lại nhịp phục hồi kỹ thuật và quán tính giảm có thể vẫn còn tiếp diễn.

Theo VCBS, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, sau khi nâng lãi suất điều hành, NHNN đã tiếp tục sử dụng công cụ tỷ giá cho thấy sức ép lớn vẫn đang duy trì với các chỉ báo ổn định kinh tế vĩ mô. Với bối cảnh xung đột chính trị thế giới tiếp tục leo thang, rủi ro hệ thống gia tăng, nhiều khả năng các thị trường tài chính sẽ tiếp tục quá trình định giá lại. Do đó, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho tín hiệu cân bằng, không vội vàng bắt đáy, mua đuổi cổ phiếu để quản trị rủi ro trong ngắn hạn.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên