MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chán nản với các quốc gia thành viên, thủ lĩnh của OPEC+ dễ đưa ra một 'đòn trừng phạt' khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rúng động, Nga 'toát mồ hôi hột'

21-11-2024 - 10:03 AM | Thị trường

Quyết định này nếu được đưa ra có thể đẩy giá dầu về mức 50 USD/thùng.

Chán nản với các quốc gia thành viên, thủ lĩnh của OPEC+ dễ đưa ra một 'đòn trừng phạt' khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rúng động, Nga 'toát mồ hôi hột'- Ảnh 1.

Nền kinh tế của Nga có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đảm bảo doanh thu từ dầu thô nếu Saudi Arabia ồ ạt tăng sản lượng ra thị trường.

Quốc gia thủ lĩnh của nhóm OPEC được cho đã ám chỉ giá dầu thô có thể giảm xuống mức 50 USD/thùng nếu OPEC không cam kết cắt giảm sản lượng.

Nói cách khác, Riyadh ám chỉ rằng họ có thể đẩy nguồn cung ồ ạt ra thị trường, các nhà phân tích cho biết. Động thái này được cho là để “trừng phạt” các thành viên OPEC không hợp tác trong việc cắt giảm sản lượng theo kế hoạch, bao gồm cả Nga.

“Với việc Nga đang bán dầu với giá chiết khấu sâu và giá sản xuất cao hơn, mặt bằng giá chung của thị trường nếu bị hạ thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế của nước này”, Luke Cooper, nghiên cứu viên tại trường kinh tế London cho biết.

Saudi Arabia đã cố gắng giữ giá dầu ở mức trên 100 USD/bằng cách yêu cầu các quốc gia thành viên OPEC cắt giảm sản lượng. Nhưng với việc giá dầu thô dao động ở mức 80 USD/thùng, chính sách này được cho chưa hiệu quả. Nguồn tin của Financial Times cho rằng Riyadh hiện có kế hoạch “xả van” vào tháng 12.

“Saudi Arabia đã chán ngấy rồi”, Simon Henderson, giám đốc chương trình Bernstein về Chính sách vùng Vịnh và Năng lượng tại Viện Washington nói với Business Insider. “Lãnh đạo OPEC là một việc khó khăn”, ông nói.

Dữ liệu từ S&P Global Ratings xếp Nga vào nhóm các nước sản xuất quá hạn ngạch của OPEC+. Theo dữ liệu mới nhất, Moscow đã sản xuất vượt hạn ngạch 122.000 thùng vào tháng 7. Iran và Kazakhstan là 2 quốc gia khác vi phạm thỏa thuận.

Henderson cho rằng một số thành viên khác của OPEC+ cũng đang “lén lút” làm điều tương tự để tối đa hóa lợi nhuận.

Trong trường hợp của Nga, Moscow đang phải đối mặt với áp lực kinh tế lớn. Trong khi đó, tài chính của Nga phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ. Bộ trưởng tài chính thức này cho biết, một vài năm trước, sản xuất dầu mỏ và khí đốt chiếm đến 35-40% doanh thu ngân sách quốc gia.

Chính vì lý do này mà phương Tây tập trung vào việc kiềm chế lợi nhuận từ dầu mỏ của Nga. Mức giá trần 60 USD của nhóm G7 áp đặt lên dầu thô của Nga mặc dù không đem lại kết quả như mong đợi nhưng vẫn là chìa khóa để duy trì nguồn cung dầu ổn định trên thị trường, trong khi hạn chế doanh thu đến với Điện Kremlin.

Nga đã lách mức áp giá trần này bằng cách đổi tàu chở dầu “bóng tối” nhưng mối đe dọa hạ giá dầu xuống 50 USD/thùng của Riyadh có thể khó “lách” hơn nhiều. Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ nếu Saudi Arabia làm bùng nổ cuộc chiến giá dầu. Henderson cho rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra, giống những gì từng xuất hiện năm 2020.

Năm đó, bất đồng về cắt giảm sản lượng đã đẩy cả 2 quốc gia giải phóng nguồn cung, thử xem bên nào có thể trụ lâu hơn trong cuộc chiến giá thấp này. Trong những tình huống này, dự trữ ngoại hối trở nên thiết yếu và điều này sẽ bất lợi cho Nga.

Nếu mọi thứ trở nên tồi tệ, Copper coi một cuộc chiến về giá dầu là tin xấu đối với Nga. “Không giống Saudi Arabia, dầu của Nga không rẻ để khai thác. Nó có thể khiến Nga không đủ khả năng ứng phó với tình trạng giá dầu thấp”, Copper nói.

Nguồn: BI

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên