MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chàng trai 19 tuổi phải phẫu thuật thanh quản vì có giọng nói của nữ giới, bác sĩ nhắc nhở: 12 việc ảnh hưởng đến cổ họng không nên làm trong tuổi vị thành niên

20-10-2021 - 15:01 PM | Sống

Giọng nói ảnh hưởng rất lớn đến công việc và mọi mặt của cuộc sống. Đặc biệt là nếu như bạn là nữ nhưng có giọng trầm đặc như nam hoặc ngược lại.

Tiểu Cát, sống tại Thiệu Nam (Hồ Dương, Trung Quốc) là 1 trong số những chàng trai đặc biệt như vậy. Năm nay cậu 19 tuổi, có vóc dáng to cao, bề ngoài nam tính nhưng lại sở hữu giọng nói cao, mỏng và thánh thót như con gái.

Theo lời kể của người nhà, ngay từ nhỏ Tiểu Cát đã có chất giọng nhẹ và có phần nữ tính hơn các bạn nam cùng tuổi. Nhờ vậy mà rất nhiều người yêu quý cậu bé vì nghe giọng rất dễ thương, nhưng đến khi lớn lên thì nó thật sự trở thành cơn ác mộng.

Khoảng 12 tuổi, 1 số bạn nam trong lớp cậu đã bắt đầu có dấu hiệu vỡ giọng. Qua tuổi 15, tất cả những cậu trai bằng tuổi mà cậu quen biết đều có chất giọng trầm ấm, hoặc ít nhất là không bị the thé như cậu, Tiểu Cát bắt đầu lo lắng.

Thậm chí, bố mẹ Tiểu Cát cũng đã từng đưa con đến bệnh viện kiểm tra, nhưng không phát hiện ra bệnh gì bất thường. Tài chính gia đình lại eo hẹp nên chỉ biết an ủi nhau rằng con mình dậy thì chậm hơn người khác, khi lớn hơn mọi chuyện sẽ ổn.

Chàng trai 19 tuổi phải phẫu thuật thanh quản vì có giọng nói của nữ giới, bác sĩ nhắc nhở: 12 việc ảnh hưởng đến cổ họng không nên làm trong tuổi vị thành niên - Ảnh 1.

Tiểu Cát cho biết, những ngày tháng đó đối với cậu thật sự giống như địa ngục. Một đứa trẻ đang tuổi dậy thì liên tục bị bạn học cô lập, trêu chọc, thậm chí là bắt nạt chỉ vì có giọng nói không giống ai. Dần dần, cậu cũng khép mình lại, việc học hành cũng vì đó mà không suôn sẻ.

Thậm chí Tiểu Cát chọn học trường nghề về kỹ thuật thay vì thi vào đại học, vừa không phải gặp gỡ quá nhiều người, công việc sau này cũng không cần nhiều kỹ năng giao tiếp. Thế nhưng, tốt nghiệp xong, bắt đầu đi tìm việc làm thì giọng nói lại 1 lần nữa trở thành trở ngại lớn cho cậu.

Cậu kể lại, sau khi tham gia vài kỳ thi tuyển dụng, cậu càng trở nên tự ti và căm ghét giọng nói của mình. Cụ thể, lần nào cậu cũng vượt qua các bài kiểm tra lý thuyết trên giấy lẫn thực hành, nhưng cứ đến vòng đối thoại với nhà tuyển dụng hoặc phải thi vấn đáp là cậu bị đánh trượt.

Cuối cùng, sau khi tự tích cóp được chút tiền từ công việc tạm thời và được gia đình hỗ trợ thêm, Tiểu Cát đến khám chuyên khoa tại bệnh viện tuyến huyện. Theo sự giới thiệu của bác sĩ tại đây, tháng 9 năm 2021, cậu được chuyển đến Phòng khám phẫu thuật cổ và tai mũi họng của bệnh viện nhân dân tỉnh Hồ Nam để điều trị.

Chàng trai 19 tuổi phải phẫu thuật thanh quản vì có giọng nói của nữ giới, bác sĩ nhắc nhở: 12 việc ảnh hưởng đến cổ họng không nên làm trong tuổi vị thành niên - Ảnh 2.
Ảnh minh họa

Bác sĩ Đàm Chí Quang tiếp nhận và tiến hành kiểm tra chi tiết, kết luận Tiểu Cát bị chứng rối loạn giọng nói và phát âm. Sau khi thực hiện tiểu phẫu, cậu được chuyên gia trị liệu ngôn ngữ Lưu Đạo Phong huấn luyện phục hồi chức năng giọng nói trong 1 thời gian. Cuối cùng, cậu cũng có được giọng nam trầm như mình mong muốn, trong lòng vô cùng hạnh phúc và cũng nhen nhóm nhiều hy vọng vào tương lai.

12 điều không nên làm khi dậy thì để tránh tổn thương cổ họng, giọng nói

Giáo sư Tiêu Dư Bình, Trưởng khoa Phẫu thuật Đầu và Cổ Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) cho biết, việc những cậu bé bị rối loạn phát âm và giọng nói khi dậy thì như Tiểu Cát không phải là hiếm. Mặc dù phần lớn bệnh nhân vẫn dậy thì về sinh học bình thường, các đặc điểm giới tính cũng phát triển bình thường.

Ông cho biết, chứng này có thể được chữa khỏi hoàn toàn sau khi được đào tạo phục hồi chức năng nói chuyên nghiệp. Tuy nhiên, do thường phát hiện vào giai đoạn dậy thì, thiếu kiến thức hoặc nhiều nguyên nhân khác khiến rất ít trẻ đến bệnh viện kịp thời, thường sinh ra nhiều vấn đề tâm lý và tình trạng bệnh ngày càng tệ.

Chàng trai 19 tuổi phải phẫu thuật thanh quản vì có giọng nói của nữ giới, bác sĩ nhắc nhở: 12 việc ảnh hưởng đến cổ họng không nên làm trong tuổi vị thành niên - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Liệu pháp phục hồi chức năng giọng nói kết hợp với tác động tâm lý là ưu tiên hàng đầu trong điều trị, chỉ cân nhắc phẫu thuật nếu nó không hiệu quả. Giáo Sư Tiêu giải thích, phương pháp phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất để điều trị các trường hợp như Tiểu Cát là phẫu thuật tạo hình vùng thanh quản, trong đó có sụn tuyến giáp. Tuy nhiên, sau đó vẫn phải kết hợp liệu pháp đào tạo ngôn ngữ để có hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, ông cũng nhắc nhở rằng giọng nói của con người thay đổi theo độ tuổi, trẻ em trai thường từ 12 - 14 tuổi. Trong giai đoạn này, dây thanh phát triển nhanh sẽ bị phù nề viêm nhiễm nhẹ, nếu có những kích thích bất lợi bên ngoài sẽ dễ gây tổn thương vĩnh viễn dây thanh, khi trưởng thành sẽ ảnh hưởng đến giọng nói. Vì vậy, cần chú ý 12 việc sau:

- Không nói to, la hét, hoặc cãi vã.

- Không nói thì thầm trong thời gian dài.

- Không cố giả giọng hoặc tạo ra các âm thanh kỳ lạ.

- Không nên nói liên tục không quá lâu (không quá 30 phút), ít nói trong môi trường ồn ào.

- Ăn ít thức ăn gây kích thích như đồ cay, đồ chiên rán, cà phê, thuốc lá, rượu bia…

- Không thức khuya;

- Nói ít hơn khi bị cảm, thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi đang mệt mỏi về thể chất.

- Không hắng giọng thường xuyên

- Không nói quá nhanh, đặc biệt là nói nhanh khi dùng âm lượng lớn.

- Cố gắng không đến môi trường ồn ào, ô nhiễm và khô hanh.

- Không nên ăn bất cứ thứ gì trong 3 giờ trước khi đi ngủ, đặc biệt là thức ăn dễ gây đầy bụng để tránh viêm họng do trào ngược.

- Nếu thấy khàn tiếng không rõ lý do hoặc khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, cần đến bệnh viện để khám chuyên khoa họng.

Nguồn và ảnh: QQ, Healthline, Asia One

Theo Khuê Lăng

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên