Chàng trai 26 tuổi tăng gấp đôi thu nhập nhờ chuyển ngành học và biết cách đàm phán lương
Martin Yanev luôn có sở thích đối với không gian. Anh lấy bằng cử nhân và thạc sĩ về kỹ thuật hàng không và bắt đầu với vị trí kỹ sư hệ thống hàng không vũ trụ.
- 17-02-2020Vì sao người trẻ tuổi muốn lương cao nhưng lại ngại đàm phán?
- 22-04-2019Để đàm phán tăng lương hay thăng chức "đi vào lòng sếp", hãy nắm chắc 3 bước đơn giản sau
- 27-01-2019"Bậc thầy huấn luyện CEO" Tony Robbins mách bạn bí quyết đơn giản nhưng tối ưu để đàm phán vấn đề tăng lương
Nhưng anh nhanh chóng nhận ra mình cũng dành rất nhiều thời gian để viết phần mềm và thậm chí còn tham gia các khóa học viết code sau giờ làm để trở nên giỏi hơn. Cuối cùng, sự hứng thú với khoa học máy tính lớn đến mức đã khiến Yanev quay trở lại trường học để lấy được bằng thạc sĩ về ngành học này.
Yanev coi sự thay đổi này là một khoản đầu tư cho sự nghiệp tương lai của mình: “Có nhiều kỹ sư từ các chuyên ngành khác nhận thấy họ cần phải có kiến thức về phần mềm để hoàn thành công việc tốt hơn”, chàng trai 26 tuổi chia sẻ. Bằng thứ hai về khoa học máy tính “sẽ giúp tôi có thể trở thành kỹ sư ở bất kỳ ngành nghề nào khác trong tương lai”.
Sau khi chuyển chuyên ngành, trở lại trường học và đến một đất nước mới, thu nhập của Yanev tăng gần gấp đôi và hiện kiếm được 70.000 USD/năm với vị trí là kỹ sư phần mềm ở Louisville, Kentucky.
Martin Yanev tăng thu nhập nhờ chuyển sang ngành khoa học máy tính. Ảnh: Martin Yanev
Bí quyết giúp tăng gấp đôi thu nhập
Sau khi tốt nghiệp cử nhân, Yanev rời quê nhà Bulgaria đến Southampton, Vương quốc Anh và làm công việc là một kỹ sư hệ thống hàng không vũ trụ trong gần ba năm. Ở đây, thu nhập của Yanev là 40.000 USD một năm.
Đầu năm 2021, Yanev chuyển từ Vương quốc Anh đến Massachusetts (Mỹ) để học sau đại học. Khi quyết định nộp đơn vào vị trí kỹ sư phần mềm vài tháng sau đó, Yanev đã tìm kiếm thông tin tuyển dụng rộng rãi trên mạng và tìm thấy một bài đăng trên Indeed về công việc mà anh đang làm hiện tại với mức lương được công khai trong thông tin tuyển dụng.
Yanev cho biết, chiến lược đàm phán lương thông thường của mình là đạt được mức lương tối đa trong nội dung quảng cáo và cộng thêm một chút: “Thông thường, nếu một tin tuyển dụng không bao gồm mức lương, tôi sẽ tìm kiếm mức lương trung bình cho công việc đó và thương lượng mức tối đa", anh nói.
Yanev đã đưa ra lời đề nghị về một mức lương cao nhất - 70.000 USD cho vị trí ứng tuyển cùng với 5.000 USD tăng thêm khi được yêu cầu đưa ra mức lương kỳ vọng để xem mức tối đa công ty có thể chi trả. Sau vài lần trao đổi, bộ phận nhân sự cho biết, 70.000 USD là mức giới hạn tuyệt đối của họ, vì vậy Yanev đã chấp nhận. Anh chuyển đến Louisville và bắt đầu công việc mới vào mùa xuân năm 2021.
Yanev cũng kiếm được khoảng 10.000 USD/một năm khi dạy các khóa học lập trình trực tuyến. Công việc này giúp mức thu nhập của anh lên khoảng 80.000 USD.
Theo Yanev, từ 40.000 USD/một năm ở Southampton tăng lên 80.000 USD/năm ở Louisville “là một bước nhảy vọt lớn. Tôi hài lòng về điều đó”.
Thay đổi nơi sinh sống
Sống ở một khu vực có chi phí sinh hoạt thấp hơn như Louisville tạo ra sự khác biệt lớn về chất lượng cuộc sống và khả năng chi trả của Yanev. Ví dụ, trong khi có thể kiếm được nhiều tiền hơn ở một thị trường cạnh tranh như San Francisco hoặc New York, anh sẽ phải bỏ ra gần 3.000 USD cho một căn hộ một phòng ngủ. Ở Louisville, những căn hộ hai phòng ngủ chỉ có giá khởi điểm khoảng 800 USD.
Các cuộc thảo luận về tiền lương giống như ‘nói về thời tiết’
Yanev và các đồng nghiệp của mình rất cởi mở khi thảo luận về mức lương của bản thân. Anh chia sẻ: “Tất cả chúng tôi đều ít nhiều biết về điều này và mức thu nhập trung bình của mỗi vị trí công việc. Giống như nhắc đến câu chuyện về thời tiết, nói về điều này cũng không phải là một việc gì lớn”.
Mặc dù anh tin vào giá trị của việc minh bạch về lương, nhưng sự cởi mở của Yanev lại phụ thuộc vào cách công ty của anh và các đồng nghiệp nhìn nhận về vấn đề này.
“Nếu một công ty có hệ thống thì thông tin chi phí phải trả cho một vị trí tương ứng với số năm kinh nghiệm cần được chia sẻ, tôi không thấy có vấn đề gì cả”. Yanev nói: “Nhưng nếu một công ty trả lương cho những người ở cùng một vị trí, và sau đó là mức kỳ vọng của mỗi người, công ty sẽ không có lợi khi mọi người nói về tiền lương của họ với đồng nghiệp”.
Mẹo thương lượng tốt nhất của Yanev dành cho những người trẻ, đặc biệt là sinh viên quốc tế như anh, là tận dụng trung tâm nghề nghiệp của trường đại học để tập phỏng vấn, tìm hiểu cách xử lý một lời mời làm việc và quy trình thương lượng.
Đối với Yanev, lương của anh không nhất thiết phải cao nhưng cũng không thể thấp: “Đó là sự công bằng. Đó chính xác là những gì tôi nên nhận được dựa trên kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực này. ”
Yanev cũng đã học được cách điều chỉnh kỳ vọng của mình tùy thuộc vào nơi sống và làm việc: “Sự khác biệt giữa việc ở Bulgaria, Anh và Mỹ về mức lương và mức sống là rất lớn”.
“Tôi có thể tiết kiệm đủ tiền để đạt được mục tiêu của mình và làm mọi thứ tôi muốn trong 5 năm tới,” anh nói. Trong vài năm tới, mục tiêu của Yanev là kiếm được hơn 100.000 USD/một năm: “Tôi sẽ cảm thấy thành công nếu tôi làm được điều đó".
Người đồng hành