MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chàng trai vào đại học năm 11 tuổi, được kỳ vọng đoạt giải Nobel nhưng kiêu ngạo và bi kịch của một thần đồng nổi tiếng sớm

25-09-2020 - 16:40 PM | Sống

Dù được kỳ vọng sẽ đoạt giải Nobel nhưng chỉ vì không biết cách hòa hợp với mọi người xung quanh, anh đã đánh mất cơ hội lớn trong tầm tay.

Nhiều đứa trẻ được sinh ra với nhiều khả năng thiên bẩm và thông minh hơn nhiều đứa trẻ cùng lứa tuổi. Có những trẻ đã từng nổi tiếng khắp thế giới vì có thành tích học tập vượt trội, vượt ra khỏi phạm vi hiểu biết mà một học sinh cần có.

Chúng có khả năng học vượt cấp và nhanh chóng vào đại học từ sớm khiến cha mẹ chúng không khỏi tự hào.

Tuy nhiên, chính vì sự thông minh hơn người này mà không ít cái tên trong số những "thiên tài" gặp phải những vấn đề về tâm lý hay kỹ năng sống, tính cách cũng vì thế mà trở nên khó hiểu.

Xie Yanbo, sinh năm 1966 tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc từng được báo chí nhắc đến rất nhiều vì trí thông minh của mình.

Anh từng đậu vào trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc khi chỉ mới 11 tuổi và nhận được nhiều sự kỳ vọng từ người thân cũng như người dân cả nước về việc đoạt giải thưởng Nobel bằng các nghiên cứu khoa học của mình.

 Chàng trai vào đại học năm 11 tuổi, được kỳ vọng đoạt giải Nobel nhưng kiêu ngạo và bi kịch của một thần đồng nổi tiếng sớm - Ảnh 1.

Sinh ra trong một gia đình có bố là một giáo viên dạy môn Vật lý, mẹ của Xie Yanbo cũng bận làm việc nên khi mới được 1 tuổi, anh đã được gửi về quê để sống cùng bà ngoại.

Sống ở quê, cả ngày bà anh cũng không ngơi tay với hàng tá công việc trong ngày mà ít quan tâm đến việc dạy anh nói nên dù đã hơn 1tuổi anh vẫn không thể nói.

Đến tuổi tới trường, bố mẹ Xie Yanbo mới đón anh từ quê vào thành phố và bắt đầu cho anh đi học.

Nhìn thấy những thứ lạ lẫm nơi phố thi, anh rất thích thú nhưng không thể diễn tả bằng lời vì việc nói năng của anh vẫn không thể trôi chảy, dù đã là đứa trẻ chuẩn bị vào lớp 1, anh vẫn còn phải ngập ngừng và nhếch miệng mỗi khi muốn thể hiện điều gì qua lời nói.

Mẹ anh từng chán nản về đứa con chậm nói này nhưng cha anh luôn là người ở phía sau động viên để anh cố gắng luyện tập từng ngày.

Bố từng nói với anh: "Không sao cả, tương lai của con rất tươi sáng, chỉ là mình chưa có cách học phù hợp thôi!"

Đến trường, cậu bé từ Hồ Nam không thích tiếp xúc và nói chuyện với người khác, do đó, anh không có một người bạn nào thân thiết chơi với mình.

Mặc dù đã cố gắng hướng dẫn cậu bé này nhưng cô giáo vẫn không có cách nào để học trò của mình khá hơn và phải nhờ đến sự trợ giúp của bố mẹ.

Từ đây, cha Xie Yanbo đã bắt đầu kể chuyện cho anh nghe, khuyến khích anh nói chuyện ở nhà nhiều hơn, nhờ vậy mà anh có thể nhanh nhẹn, hoạt bát hơn một chút.

Lên lớp 2, trong lúc kiểm tra bài tập của con mình bố Xie Yanbo phát hiện cậu đang giải một bài toán lớp 6.

Sau khi nghe con nói, ông bố ngờ ngợ nhận ra rằng con mình có những dấu hiệu của một thần đồng và ông bắt đầu tự ôn luyện cho con trai mình.

Cậu bé chậm nói ngày nào đã hoàn thành chương trình của một học sinh trung học cơ sở lúc chỉ mới lên lớp 3.

Đến năm lớp 4, Xie Yanbo cũng đã giải quyết được toàn bộ chương trình cấp trung học phổ thông ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học. Điều này khiến ai cũng trố mắt bày tỏ sự ngạc nhiên.

Bố anh từng đưa anh dự thi một cuộc thi Toán học dành cho học sinh cấp 3. Không ngờ, cả 2 lần dự thi anh đều có thành tích tốt.

XIe Yanbo bắt đầu gây chú ý nhiều hơn và tiếng tăm của anh bắt đầu đến tai của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Dù đã nghe nói về sự xuất sắc của cậu bé nhưng chỉ khi được tiếp xúc mọi người mới nhận ra rằng cậu bé này thực sự thông minh đến nhường nào.

Đến năm 11 tuổi, cậu bé này được mọi người xem là ngôi sao nhí chói sáng nhất ở thời điểm đó và có thể tạo ra kỳ tích trong tương lai.

Sự thông minh của Xie Yanbo là điều không ai có thể phủ nhận nhưng thần đồng này có một khuyết điểm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mình đó là anh không biết cách hòa đồng với mọi người, từ lúc học tiểu học đến lúc vào đại học.

Năm 1982, anh tốt nghiệp đại học lúc 15 tuổi và bắt đầu học thạc sĩ, sau đó năm 18 tuổi anh theo học lấy bằng tiến sĩ.

Tưởng chừng, sự nghiệp theo đuổi học vấn của anh đang được trải đây hoa hồng nhưng chỉ vì không hòa hợp được với giảng viên và xảy ra mâu thuẫn nên anh không thể lấy được bằng tiến sĩ mà mình cố gắng theo đuổi.

Điều này khiến thần đồng rất buồn đau khổ nên anh chọn cách ra nước ngoài để cân bằng lại cú sốc vừa trải qua.

Anh đến Đại học Princeton của Mỹ và theo học giáo sư Phlip Anderson nổi tiếng, người từng đoạt giải Nobel năm 1977 với mong ước sẽ có những bước ngoặt mới trong hành trình học tập của mình.

Nhiều người đồn đoán rằng, việc tìm thấy bến đỗ mới này có thể giúp Xie Yanbo có cơ hội thắng giải Nobel như người thầy của mình nhưng mọi chuyện không dễ dàng như thế.

 Chàng trai vào đại học năm 11 tuổi, được kỳ vọng đoạt giải Nobel nhưng kiêu ngạo và bi kịch của một thần đồng nổi tiếng sớm - Ảnh 2.

Giáo sự Philip là một người vô cùng thông minh nhưng cũng có nét hao hao như học trò mình, thành danh từ khi còn rất trẻ, có cái tôi rất lớn đôi lúc có thể coi là kiêu ngạo và khi cả hai tiếp xúc với nhau, những mâu thuẫn liện tiếp nổ ra, không ai nhượng bộ ai và chịu cúi đầu.

Không lâu sau đó, Xie Yanbo đã tức giận và bỏ đi, khước từ cơ hội nhận tấm bằng tiến sĩ cùng giải Nobel và trở về quê hương Trung Quốc.

Anh vẫn là một người có năng lực và trở thành giảng viên đại học sau đó, anh cũng như bao người là cưới vợ rồi sinh con nhưng cuộc sống 26 năm kể từ khi anh rời bỏ xứ cờ hoa khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Anh vẫn luôn sống trong cái bóng của quá khứ, sống trong giấc mơ mà mọi người kỳ vọng là đoạt giải Nobel.

Anh đã bỏ ra thời gian dài để học tập, nghiên cứu nhưng chỉ vì không biết cách hòa đồng và giao tiếp với người khác khiến xung quanh không muốn ai lại gần với anh, kể cả con trai mình.

Anh là thần đồng vì đã vào đại học từ năm 11 tuổi nhưng ở thời điểm đó, dù học hành giỏi giang như thế nào thì tâm sinh lý của Xie Yanbo vẫn là của một đứa trẻ học lớp 5.

Người thân đã quá quan tâm vào việc giúp anh trau dồi khả năng học tập mà quên mất rằng những kỹ năng sống khác cũng cần được chỉ dạy, trong đó có kỹ năng giao tiếp.

Cứ thế, một nhân tài tưởng chừng sẽ mang về vinh dự cho đất nước lại có cuộc sống đơn điệu và nhàm chán như thế, không có bạn bè, không có mối quan hệ và chỉ quanh quẩn với công việc giảng dạy.

Theo Vũ Trịnh

Trí thức trẻ

Trở lên trên