Châu Á đang điên cuồng "săn" dầu nhiên liệu thừa từ châu Âu
Trong khoảng 1 tháng qua, lưu lượng tàu chở dầu nhiên liệu từ châu Âu sang châu Á đã tăng mạnh.
- 14-10-2021Economist: Giữa khủng hoảng năng lượng, một loại nhiên liệu quan trọng sẽ đi vào 'cõi chết', dầu sẽ sớm hết thời
- 13-10-2021Khủng hoảng chồng chéo ở nơi từng là "Paris của Trung Đông": Mất điện kéo dài khiến người dân sống trong bóng tối và ngộ độc, chính phủ cạn tiền để mua nhiên liệu
- 13-10-2021Thế kỷ 20 là thời đại của dầu mỏ, còn đây sẽ là "ông vua nhiên liệu" của thế kỷ 21!
Châu Á đang tìm kiếm nhiều nguồn dầu nhiên liệu từ châu Âu để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, theo một công ty quản lý hàng trăm tàu chở dầu vượt biển.
Theo Per Heilmann, người đứng đầu bộ phân giao dịch hàng hoá tại Maersk Tankers A/S, đã có sự gia tăng đáng kể trong các chuyến hàng từ châu Âu và lưu vực Đại Tây Dương rộng lớn sang phía Đông trong khoảng 25 ngày qua.
"Chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch giá mở từ Rotterdam và Singapore trên thị trường dầu nhiên liệu", ông nói, đề cập đến tình trạng chênh giá giữa các khu vực khác nhau giúp họ thu lời từ việc vận chuyển.
Sự thiếu hụt khí đốt và than đồng nghĩa với việc nhu cầu dầu nhiên liệu thừa – một sản phẩm dầu chất lượng thấp, giá trị thấp – cho ngành điện sẽ tăng thêm. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu dầu thừa tăng thêm ở nhiều khu vực nhưng mạnh nhất là ở châu Á.
Heilmann cho biết các tàu Supertankers, Suezmaxes và Aframaxes đang được triển khai cho hoạt động thương mại này. Supertankers có thể chở khoảng 2 triệu thùng dầu thô trong khi Suezmaxes và Aframaxes có khả năng chuyên chở lượng hàng hoá lần lượt 1 triệu thùng và 760.000 thùng.
Maersk Tankers sở hữu khoảng hơn 220 tàu chở dầu vượt biển.
Theo Bloomberg, các nhà nhập khẩu của châu Á đang phải trả mức phí cao nhất cho các loại nhiên liệu được sử dụng trong lò hơi hoặc tuabin điện, trong bối cảnh họ tìm kiếm những lựa chọn thay thế khi khí tự nhiên ngày càng đắt đỏ.
Cuộc khủng hoảng năng lượng có nguyên nhân là từ giá nguyên liệu sản xuất điện như than và khí đốt tự nhiên hoá lỏng tăng vọt. Chi phí của loại nhiên liệu được sử dụng cho mùa lạnh tại châu Á đã tăng lên mức kỷ lục.