Châu Âu đối mặt cú sốc kinh tế lớn nhất từ 1930
Hiện EC vẫn đang bàn về những biện pháp kich thích kinh tế bổ sung cho toàn khu vực, mà có ý kiến đề xuất triển khai Quỹ phục hồi với quy mô lên tới 1.6200 tỷ USD.
- 05-05-2020Doanh số bán xe hơi giảm thê thảm, ngành công nghiệp ô tô châu Âu vừa trải qua một tháng kinh hoàng
- 04-05-2020“Ngoại lệ” ở Châu Âu: Quốc gia duy nhất không đóng cửa vì Covid-19, nhà hàng quán bar vẫn hoạt động, học sinh vẫn đến trường, GDP có thể giảm 7% và kiểm soát dựa trên “niềm tin”
- 03-05-2020Đi học trở lại: Đối sách nào giúp các trường học ở châu Âu phòng tránh dịch bệnh tái phát?
Nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) sẽ suy giảm 7,5% trong năm 2020 do đại dịch Covid-19 sẽ gây ra cú sốc kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái những năm 1930, Ủy ban châu Âu EC đưa ra nhận định hôm nay (6/5).
Đây là dự báo đầu tiên được EC đưa ra kể từ khi nhiều nước châu Âu áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn virus lây lan. Hồi tháng 2, EC dự
“Mặc dù cuộc khủng hoảng hiện nay gây ra những hậu quả trầm trọng hơn nhiều cho kinh tế toàn cầu so với khủng hoảng tài chính 2008, tác động của nó sâu rộng đến đâu sẽ phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của đại dịch, khả năng chúng ta có thể tái khởi động các hoạt động kinh tế một cách an toàn và sau đó là hồi phục”, Valdis Dombrovskis, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề kinh tế của EC phát biểu.
Chính phủ các nước châu Âu đang lên kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa đã kéo dài vài tuần. Italy, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Đức và Áo là những nước đã tái khởi động nền kinh tế nhưng rất thận trọng và chậm chạp, đồng nghĩa ít nhất thì dịch bệnh vẫn sẽ ám ảnh các nền kinh tế này trong vài tháng nữa.
Với mức độ sâu sắc lớn chưa từng thấy kể từ đại suy thoái tới nay trong khi tương lai thì quá bất định, từng nước cũng như toàn khu vực châu Âu đang đứng trước nhiều nguy cơ. Theo các chuyên gia, châu Âu cần phải có những hành động thực sự quyết liệt. Hiện EC vẫn đang bàn về những biện pháp kich thích kinh tế bổ sung cho toàn khu vực, mà có ý kiến đề xuất triển khai Quỹ phục hồi với quy mô lên tới 1.6200 tỷ USD.
Là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất, Italy dự báo GDP sẽ giảm 9,5% trong năm nay. Đây sẽ là mức thấp thứ hai trong eurozone, chỉ đứng sau Hy Lạp với mức giảm 9,7%. Nợ công của Italy có thể lên đến 158,9% GDP.
EC dự báo GDP thực sẽ giảm tới 18% trong nửa đầu năm, nhưng có thể hồi phục trong nửa sau của năm.
Kinh tế Đức, đầu tàu tăng trưởng của EU, được dự báo sẽ suy giảm 6,5%.