Chênh lệch ngoại tệ khiến người mua hàng được hời gần nửa giá, dân đam mê đồ hiệu đang đổ xô đến đâu để mua sắm?
Ngoại tệ dao động đồng nghĩa với việc chênh lệch giá cả giữa các quốc gia ngày càng lớn. Mức chênh lệch thậm chí đã lên đến gần 1 nửa giữa các quốc gia.
- 10-11-2022Lợi nhuận mỗi chiếc xe Tesla gấp 8 lần Toyota, Elon Musk đã vận hành hãng xe của mình như thế nào để vượt mặt ông lớn?
- 10-11-2022Châu Âu tạm yên tâm thoát khủng hoảng năng lượng, các nước nghèo lại bị vạ lây
- 09-11-2022Quốc gia châu Á này bất ngờ trở thành 'thiên đường' siêu xe - Ferrari, Lamborghini bùng nổ doanh số
Chênh lệch ngày càng lớn
Đối với những tín đồ đam mê hàng hiệu, nếu họ mua 1 chiếc áo khoác Kensington của Burberry ở Anh sẽ phải trả 1.052 USD (tương đương 1.790 bảng Anh). Tuy nhiên một chiếc áo khoác tương tự ở Mỹ đang được bán với giá 2.490 USD và nếu ở Trung Quốc, mức giá cho 1 chiếc áo tương tự là 2.827 USD (hay 20.500 nhân dân tệ) – cao hơn khoảng 32% so với quê hương của thương hiệu này.
Trong khi tiền tệ biến động, sự gia tăng mạnh của đồng USD đang bóp méo đáng kể giá bán của các nhà bán lẻ. Các nhà đầu tư đã mua đồng bạc xanh để dự trữ trong thời gian biến động và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiếp tục tăng lãi suất để làm chậm lại tốc độ lạm phát. Điều này cũng đang giữ cho đồng USD ở mức cao. Tính đến nay, đồng euro giảm 11% so với USD, trong khi bảng Anh mất 16%.
Vấn đề này đang khiến các nhà bán lẻ đau đầu, đặc biệt là những nhà bán hàng xa xỉ. Việc thay đổi giá trái ngược với hình ảnh uy tín mà họ muốn phát triển. Mặc dù người tiêu dùng sẽ không lo lắng về sự chênh lệch giá quá lớn đối với mặt hàng như kem đánh răng hay bàn chải, tuy nhiên với những đôi giày có giá 2.000 USD hay những chiếc áo khoác giá 5.000 USD, đó lại là một câu chuyện khác.
Ông Edouard Aubin, người đứng đầu nhóm nghiên cứu hàng cao cấp của Morgan Stanley cho biết: “Khoảng cách giữa đồng USD và các loại tiền tệ khác đã trở nên chênh lệch lớn nhất trong vòng 5 năm qua. Trung bình, các công ty có xu hướng chênh lệch giá khoảng 35% giữa châu Âu so với Trung Quốc và khoảng 25% giữa châu Âu so với Mỹ trong giai đoạn ổn định. Tuy nhiên giữa Trung Quốc và Mỹ ngày nay đã lên tới hơn 40% do biến động ngoại tệ.”
Điều này đặc biệt thúc đẩy những người mua hàng đi du lịch ở nước ngoài hoặc thông qua các tay buôn để mua với giá chiết khấu tại các quốc gia khác. Sau khi Nhật Bản nới lỏng các hạn chế đi lại gần đây, du khách từ Hong Kong đã giúp tăng doanh số bán hàng tại các cửa hàng đồ xa xỉ tại Nhật.
Tại Hong Kong , 1 chiếc khăn quàng cổ Burberry Montage cashmere có giá 5.300 HKD, tương đương 675 USD. Điều đó tương đương với mức giá 620 USD chưa bao gồm thuế tại Mỹ.
Nhưng với mức giảm 21% của đồng yên so với đồng USD trong năm nay, chiếc khăn tương tự ở Nhật Bản có giá 85.800 yên tương đương 588 USD, giảm 13% so với Hồng Kông và 15% so với Mỹ. Người mua sắm khi đi du lịch ở Nhật Bản có thể yêu cầu hoàn lại 10% từ thuế giá trị gia tăng, do đó, tổng số tiền tiết kiệm được gần 25%.
Điều này không chỉ diễn ra với riêng Burberry. Một báo cáo về ngành hàng xa xỉ của Ngân hàng Mỹ được công bố ngày 8 tháng 11 cho thấy rằng đối với hàng may mặc sang trọng, chênh lệch giá giữa Mỹ và châu Âu là khoảng 38%.
Giải pháp từ các thương hiệu lớn
Bank of America dự đoán rằng nếu những khoảng cách này kéo dài, các thương hiệu sẽ buộc phải tăng giá tại các thị trường giá rẻ bắt đầu vào đầu năm 2023, khi du lịch toàn cầu tăng trở lại.
Năm 2015, Chanel là thương hiệu xa xỉ đầu tiên tuyên bố sẽ chuyển sang chiến lược định giá toàn cầu, định giá lại mỗi quý một lần để giảm chênh lệch do biến động tiền tệ và thuế. Tuy nhiên không có nhiều thương hiệu có thể lặp lại được điều này.
Việc hài hòa giá giữa các quốc gia sẽ dễ dàng hơn đối với các thương hiệu điều hành cửa hàng bán lẻ và thương mại điện tử của riêng họ như Chanel. Các nhãn hàng bán số lượng vừa phải thông qua các cửa hàng như Balenciaga và Proenza Schouler, từ bỏ quyền kiểm soát giá bán sản phẩm của họ.
Tuy nhiên, đồng euro yếu có thể thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận của các công ty xa xỉ. Theo Morgan Stanley’s Aubin, hầu hết các thương hiệu xa xỉ sản xuất hàng hóa của họ ở châu Âu nên hơn 80% chi phí của họ được tính bằng đồng euro. Nhưng gần một nửa doanh thu của họ là bằng đồng USD hoặc các đơn vị tiền tệ được cố định bằng đồng USD.
Điều này sẽ dẫn đến lợi thế về tài chính, tuy nhiên chỉ diễn ra trong ngắn hạn chứ không mang lại kết quả tốt về dài lâu. Sự thay đổi thất thường của tỷ giá hối đoái làm xáo trộn việc lập kế hoạch kinh doanh và hậu cần của việc điều hành một hãng thời trang, đồng thời thu hút không đúng tệp khách hàng.
Theo Quartz
Nhịp sống thị trường