"Chỉ có 5k để mua nước, bạn uống một mình hay nhường cho em bé lang thang gần đó?", nữ ứng viên duy nhất nhận được việc đã đáp gì?
Nhà tuyển dụng hỏi vậy chỉ để sàng lọc ứng viên một cách dễ dàng hơn thôi.
- 18-12-2021Từ vụ bé trai lớp 6 tự tử, chuyên gia chỉ ra YẾU TỐ THEN CHỐT dẫn đến bi kịch: Tiến triển sâu sắc nhưng ngấm ngầm, chờ điều kiện thuận lợi sẽ bùng nổ
- 18-12-2021Người trẻ vắt kiệt sức lực để nghỉ hưu càng sớm càng tốt, chuyên gia hỏi ngay: Chúng ta đang LÀM VIỆC ĐỂ SỐNG hay SỐNG ĐỂ LÀM VIỆC?
- 18-12-2021"Thay vì đoán thị trường lên và xuống, chúng ta hãy chọn những doanh nghiệp tốt" và những chia sẻ hữu ích về "xuống tiền" đầu tư của hai nhà quản lý quỹ “siêu hot” ai cũng cần ghi nhớ
Hiện tại, khi các công ty tuyển chọn nhân tài, họ không còn chỉ nhìn vào trình độ học vấn hay bằng cấp để xem xét mà quan tâm nhiều hơn đến phẩm chất tổng thể của người đó. Bởi lẽ, một sự lựa chọn sai lầm hoàn toàn có thể gây ra tổn thất ở những mức độ khác nhau, làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty hoặc của team. Đó là lý do mà các buổi phỏng vấn xin việc ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Hiểu Đình là một cô gái mới ra trường không lâu và đang tìm kiếm một công việc có cơ hội phát triển cao. Hiểu Đình đã nộp CV ở rất nhiều nơi và cũng nhận được lời mời phỏng vấn từ nhiều công ty nhưng cô đều từ chối vì cảm thấy những công việc đó không phù hợp với mình. Sau bao cố gắng, cuối cùng, một công ty lớn cũng "nhìn trúng" Hiểu Đình và gửi thư mời cô đi phỏng vấn.
Muốn thể hiện thật tốt trong buổi phỏng vấn này nên Hiểu Đình đã ôn luyện rất kỹ, từ những kiến thức chuyên môn đến tập dượt trả lời các câu hỏi có thể sẽ xuất hiện. Thế nhưng dù chuẩn bị kỹ càng đến đâu, Hiểu Đình cũng không ngờ được rằng mình phải đối diện với một câu hỏi oái oăm như thế này.
"Chỉ có 5k để mua chai nước, bạn tự mình uống hay nhường cho em bé lang thang đứng gần bạn uống?", người phỏng vấn hôm đó hỏi.
Câu hỏi vừa xuất hiện, các ứng viên lập tức đứng hình. Một ứng viên vò đầu bứt tai một hồi và nói: "Nếu trên người tôi vẫn còn tiền thừa, tôi sẽ mua cho em bé đó. Nhưng xét trong điều kiện hiện tại, tôi cũng rất khát, tôi có lẽ cũng rất cần đến chai nước này nên có khả năng tôi sẽ không nhường lại. Tôi tin dù tôi không mua nước cho em bé đó thì cũng sẽ có người khác giúp đỡ em, mà tôi thì chắc chắn không thể mở miệng ra xin người khác tiền được rồi".
Hiểu Đình không vội trả lời mà vén gọn lại tóc, sau đó chậm rãi: "Tôi sẽ mua nước cho em bé lang thang, bởi so với tôi, có lẽ em ấy sẽ cần đến chai nước đó hơn. Đúng là tôi rất khát nhưng tôi là người lớn, vẫn có thể chịu đựng được. Nhưng em ấy thì không, em ấy vừa nhỏ tuổi, vừa khó khăn, có thể em ấy không gắng gượng nổi nữa rồi. Không có gì đảm bảo rằng khi tôi đi, sẽ có người đến giúp em bé tội nghiệp này nên tôi chọn giúp đỡ em ấy. Còn bản thân tôi, cùng lắm thì xin lại bạn mình mấy nghìn mua nước cũng không sao".
Người phỏng vấn nghe xong đáp án của Hiểu Đình liền vui vẻ ra mặt. Ông vỗ tay khen ngợi cô và nói: "Đây chính là câu trả lời mà tôi mong muốn. Câu trả lời của cô thể hiện EQ cao nhất trong số các ứng viên tham gia phỏng vấn hôm nay. Công việc của chúng tôi cần những nhân viên có đầu óc như vậy. Bạn có thể đi làm từ ngày mai".
Có thể thấy các tình huống nhà tuyển dụng đưa ra đôi khi rất vô lý, tuy nhiên đó lại là cách giúp họ kiểm tra khả năng phản ứng, ứng xử cũng như EQ của ứng viên một cách hiệu quả. Một cái đầu quá nóng hay quá lạnh, không biết phân tích tình huống chắc chắn sẽ không được hoan nghênh rồi.
Ảnh minh họa: Tổng hợp
Pháp luật & Bạn đọc