MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chi gần 9.000 tỷ đồng nhập thuốc trừ sâu trong 5 tháng

29-05-2017 - 15:09 PM | Thị trường

Trong 5 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu thuốc trừ sâu đạt 400 triệu USD (tương đương gần 9.000 tỷ đồng), tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ước giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong tháng 5/2017 đạt 98 triệu USD.

Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu thuốc trừ sâu đạt 400 triệu USD (tương đương gần 9.000 tỷ đồng), tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2016.


Giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong tháng 5/2017 đạt 98 triệu USD

Giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong tháng 5/2017 đạt 98 triệu USD

Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm tới 53,4% tổng giá trị của mặt hàng này.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu của một số thị trường khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ….

Đối với mặt hàng phân bón, ước tính khối lượng nhập trong tháng 5 đạt 427 nghìn tấn với giá trị 119 triệu USD.

Tính 5 tháng đầu năm 2017 đạt 2,01 triệu tấn và ước đạt 547 triệu USD, tăng 31,8% về khối lượng và tăng 24,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu đến từ Trung Quốc, so với năm 2016 thị trường này đã tăng cả khối lượng và giá trị đồng thời chiếm tới 39,1% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này.

Đáng chú ý nữa là mặt hàng rau quả. ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 5 đạt 154 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2017 đạt 470 triệu USD, tăng 68,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 100 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 353 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2016.

Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 4 tháng đầu năm là thị trường Thái Lan (chiếm tới 50,1% thị phần), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (chiếm 18,9%). Trong 4 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu rau quả ở tất cả các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Brazil (tăng hơn 2 lần), tiếp đến là thị trường Thái Lan và Hàn Quốc (tăng gần 2 lần).

Theo Diều Thùy

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên