Chỉ là tắm gội thôi, nhưng nếu không chú ý điều này, bạn có thể mất mạng như chơi: Đừng để mạng người "mỏng hơn lá lúa"!
Tắm gội sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc tắm gội sai cách sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Vào mùa hè, nhất là những ngày nóng đỉnh điểm, nhiều người thường tìm đến việc tắm rửa liên tục hoặc ngâm mình trong thời gian dài để có thể giải tỏa bớt được phần nào lượng nhiệt nóng cơ thể đang phải chịu. Tuy nhiên, tưởng chừng việc sử dụng nước dội lên người sẽ mang lại cảm giác sảng khoái, thoải mái nhưng đó chỉ là cảm nhận tức thời. Về lâu dài, một số thói quen tắm thường ngày có thể gây nên các tác hại không ngờ đến sức khỏe, đặc biệt là việc tắm nước lạnh vào mùa hè.
Dưới đây là những nghiên cứu cũng như giải đáp thắc mắc về "Việc tắm nước lạnh có gây đột tử không?" của Trương Hải Trấn, bác sĩ trưởng của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh:
1. Tắm nước lạnh chỉ là nguyên nhân dẫn đến đột tử, còn căn nguyên của nó là do bệnh của chính mình
Tắm nước lạnh có thể gây nguy hiểm vào mùa hè. Nguồn ảnh: Internet
Trên thực tế, mọi thứ luôn là kết quả của sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài. Nhưng nguyên nhân bên trong là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển của sự vật, còn nguyên nhân bên ngoài là nguyên nhân thứ hai. Nguyên nhân bên ngoài là điều kiện của sự thay đổi, nguyên nhân bên trong là cơ sở của sự thay đổi. Và nguyên nhân bên ngoài hoạt động thông qua nguyên nhân bên trong.
Tắm nước lạnh là nguyên nhân từ bên ngoài, là yếu tố dễ dẫn đến đột tử, còn nguyên nhân cơ bản gây ra tử vong đột ngột chính là do diễn biến bệnh của chính mình. Những người đột tử sau khi tắm nước lạnh có thể mắc các bệnh khác trong cơ thể. Do vậy, chỉ cần cơ thể không bị bệnh, việc tắm rửa (dù là tắm nước lạnh hay xông hơi) sẽ không bao giờ giết chết bạn nhưng cũng không tốt cho sức khỏe.
Trong cuộc sống, có một số bệnh có thể gây đột tử khi tắm nước lạnh. Ví dụ, bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực biến thể sẽ gây co thắt động mạch vành dưới kích thích lạnh, làm cho quá trình cung cấp máu cho cơ tim bị gián đoạn đột ngột, có thể gây rối loạn nhịp tim ác tính hoặc nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử.
Thử nghiệm áp lực nước lạnh đã được sử dụng trên lâm sàng để gây ra các cơn đau thắt ngực. Mục đích của thử nghiệm là để chứng minh rằng "cơn đau thắt ngực này là do co thắt động mạch vành (thường gặp khi ngủ vào sáng sớm) và khác với các cơn đau thắt ngực nói chung gây ra bởi tập thể dục hoặc cảm xúc hưng phấn.
Phương pháp thử nghiệm là ngâm cánh tay của bệnh nhân vào nước đá để quan sát các triệu chứng và những thay đổi cụ thể trên điện tâm đồ. Nguyên tắc của nghiệm pháp là kích thích co thắt động mạch vành bằng nước lạnh. Do vậy, nếu những bệnh nhân có tiền sử bệnh nền về tim mạch tham gia vào "thử thách xô nước đá" thì có khả năng gây đột tử.
Ngoài ra còn có rối loạn nhịp lâm sàng liên quan đến hưng phấn giao cảm. Co thắt tâm thất sớm có nguy cơ cao xảy ra khi kích thích lạnh và thần kinh giao cảm hưng phấn quá mức, thậm chí gây ra loạn nhịp thất ác tính, cũng có thể dẫn đến đột tử.
Vì vậy, không chỉ với những bệnh nhân mắc bệnh tim, mà ngay cả những người tưởng chừng như "sức khỏe tốt" cũng nên thận trọng khi tắm. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, các bác sĩ cũng không khuyến khích tắm nước lạnh, nhất là vào mùa đông. Đối với những người có sức khỏe kém cần điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp. Tốt nhất là nên tắm khi nước ở nhiệt độ khoảng 20-25 độ C.
Tốt nhất là nên tắm khi nước ở nhiệt độ khoảng 20-25 độ C. Nguồn ảnh: Internet
Có rất nhiều người cho rằng, mùa hè nên tắm nước lạnh, nước càng lạnh càng tốt vì chỉ có nước lạnh mới giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh và đem lại sự sảng khoái.
Nhưng thực tế việc tắm nước lạnh vào ngày hè là phản khoa học. Nguyên do là vì tắm nước lạnh mang lại cảm giác làm mát cơ thể nhưng lại khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột. Từ đó sẽ làm các lỗ chân lông bị co lại, các vi mạch dưới da cũng bị co lại ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Không những vậy cơ thể bị lạnh đột ngột còn nảy sinh hàng loạt những phản ứng như tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, tinh thần căng thẳng… Như vậy không những không thể loại bỏ mệt mỏi mà ngược lại còn dễ bị cảm cúm.
Vì đặc điểm sinh lý khác biệt với nam giới nên chị em phụ nữ khi tới kỳ kinh, đang cho con bú và đang mang thai nếu tắm nước lạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản như rối loạn nội tiết tố,vô sinh, đau bụng. Không những vậy khi nhiều vi khuẩn thâm nhập vào âm đạo cũng có thể gây viêm âm đạo và các bệnh phụ khoa khác. Những phụ nữ thể chất yếu càng không nên tắm nước lạnh bởi sẽ dễ mắc cảm mạo, sốt. Tuy nhiên có thể dùng nước lạnh rửa mặt để thúc đẩy tuần hoàn máu, phòng tránh cảm cúm và viêm mũi.
2. Việc tắm nước nóng cũng cần lưu ý những người bị bệnh tim mạch hoặc các bệnh khác vì có nguy cơ đột tử
Tắm nước nóng lâu và xông hơi có thể gây đột tử cho những người mắc bệnh tim mạch.
Đối với những người bị hẹp động mạch vành nặng, không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ, tắm nước nóng lâu (nhất là xông hơi) sẽ có nguy cơ đột tử. Tất nhiên, không chỉ những bệnh nhân bị bệnh mạch vành mà cả những người tưởng chừng "lành" cũng có thể gặp "tử thần".
Ví dụ, có một bệnh là hội chứng Brugada (đa số là nam giới trẻ), khi nhiệt độ cơ thể tăng lên (như tắm nước nóng, tập thể dục) thì sóng Brugada trên điện tâm đồ sẽ tăng lên, có khả năng gây ác tính. nhịp tim bất thường gây ra đột tử.
Nên tắm vào thời điểm nào trong ngày tốt cho cơ thể và sức khỏe?
Tắm vào buổi sáng
Mùa hè nóng bức nên tắm vào buổi sáng, giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi, tinh thần sản khoái chuẩn bị cho một ngày làm việc mệt mỏi. Tốt nhất nên tắm sau khi tập thể dục buổi sáng khoảng 30 phút, khi mồ hôi đã khô và tắm dưới nước ấm.
Tắm vào lúc chiều tối
Đây cũng là khoảng thời gian tắm tốt và phần lớn nhiều người tắm vào thời điểm này trong mùa hè. Khung giờ để tắm tốt nhất là từ 19h đến 20h. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, cơ thể phải tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, mồ hôi ra nhiều, tắm lúc này sẽ giúp cơ thể loại bỏ hết vết bẩn, tẩy các tế bào chết, giúp bạn thoải mái đi ngủ và có một giấc ngủ ngon.
Theo Newqq