Chỉ nhận 1,1 khiếu nại trên 10.000 chiếc bán ra tại Trung Quốc, đây có phải lời kiểm chứng chất lượng của thương hiệu ô tô vừa ra mắt tại Việt Nam?
Trong quý 2, thương hiệu ô tô Haval là hãng xe có lượng khiếu nại ít nhất tại Trung Quốc.
- 02-08-2023Giá chưa đến 300 triệu đồng, 'anh em' của Wuling HongGuang bán đắt như tôm tươi tại quê nhà, đạt hơn 80.000 chiếc chỉ sau 5 tháng
- 02-08-2023VinFast VF 3 sắp có đối thủ mới: đối tác của Apple chuẩn bị ra mắt mẫu xe điện mini 3 chỗ tại Đông Nam Á, giá bán dưới 480 triệu đồng
- 01-08-2023Liệu đây có phải là trạm sạc xe điện Hyundai sẽ triển khai tại Việt Nam?
Tổ chức hàng đầu Trung Quốc về tiếp nhận khiếu nại của chủ sở hữu ô tô, 12365auto, cho biết họ đã nhận được 12.414 khiếu nại về 228 mẫu xe năng lượng mới (NEV) trong quý 2 của năm 2023, nhiều hơn 137% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi tính toán, đơn vị này cho biết có trung bình 69,3 khiếu nại trên 10.000 xe bán ra trong quý vừa qua, tăng 38 lượt so với quý trước và 46,7 lượt so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, xe sử dụng động cơ đốt trong ghi nhận trung bình 49,7 khiếu nại (trên 10.000 xe bán ra) trong quý 2. Sedan cỡ lớn ghi nhận tỷ lệ khiếu nại trên 10.000 xe bán ra cao nhất với 347,2 vấn đề bị phàn nàn bởi người tiêu dùng, tiếp theo là sedan cỡ trung với 120,8, trong khi xe cỡ nhỏ bị khiếu nại nhiều thứ ba với 65,3 khiếu nại.
Trong danh sách các khiếu nại, các vấn đề chung phổ biến nhất khi chiếm 1/3 tổng số khiếu nại, tiếp theo là các vấn đề về chất lượng chiếm gần 30%. Vấn đề dịch vụ đứng thứ ba với hơn 10%.
Về nguồn gốc các mẫu xe bị khiếu nại, các nhà sản xuất Trung Quốc bị phàn nàn nhiều nhất, tiếp đến là các hãng xe Đức và Mỹ. Đáng chú ý, các thương hiệu xe năng lượng mới Trung Quốc đã nhận về gần 80% khiếu nại trong quý.
Trong số các mẫu xe bán chạy nhất, 41 mẫu xe đã vượt qua mức trung bình hàng quý về khiếu nại (dành cho NEV). Haval Xiaolong MAX của Great Wall Motor (GWM) chính là phương tiện ít bị khiếu nại nhất trong quý hai với chỉ 1,1 khiếu nại trên 10.000 chiếc bán ra.
Chỉ vừa mới ra mắt vào tháng 5, mẫu xe thuộc thương hiệu Haval đã thành công leo lên dẫn đầu với danh tiếng và hiệu suất bán hàng xuất sắc, trở thành "ngựa ô lớn" trong danh sách bán hàng quý 2.
Lixiang L9 và một mẫu xe khác đến từ GWM, Lanshan DHT-PHEV theo sau với lần lượt là 1,4 và 1,7. Trong khi đó, ở nửa dưới của bảng xếp hạng, các mẫu xe bị phàn nàn nhiều nhất dẫn đầu là BYD Tang với 63,4 lời phàn nàn, tiếp theo là ID.4 CROZZ và Denza D9 của Volkswagen với lần lượt là 37,4 và 35,6.
Cả hai mẫu xe bán chạy nhất của Tesla đều lọt vào top 10 phương tiện vận hành tốt nhất. Model Y nhận được 2,7 lời phàn nàn và Model 3 nhận được 3,8 lời phàn nàn trên 10.000 chiếc được bán ra.
Việc mẫu xe đến từ thương hiệu Haval nhận ít khiếu nại nhất trong quý 2 tại Trung Quốc phần nào cho thấy chất lượng của sản phẩm này. Điều này có lẽ sẽ cần thêm kiểm chứng khi thương hiệu Haval chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Theo đó, thương hiệu Haval vừa chính thức gia nhập thị trường Việt Nam và model được hãng lựa chọn là crossover cỡ C H6 HEV (hybrid electric vehicle).
Haval H6 cạnh tranh ở phân khúc crossover hạng C với các đối thủ như Mazda CX-5 hay Honda CR-V… Xe có giá bán 1,096 tỷ đồng, tương đối cao so với mặt bằng chung phân khúc hiện nay. Tại thị trường Thái Lan, Haval H6 cũng đang là mẫu xe SUV cỡ C bán chạy nhất năm 2022 và nửa đầu năm 2023.
Tham khảo: CNC
Nhịp sống thị trường