Chi tiêu gia đình 7 triệu đồng/tháng, chồng than thở vợ tiêu ‘hoang’, toàn đổ bỏ đồ ăn thừa – CĐM chia thành 2 luồng ý kiến!
Câu chuyện của người chồng đang nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi người.
- 19-04-20244 đặc điểm chi tiêu nổi bật của người tiết kiệm giỏi
- 11-04-2024Phá vỡ khủng hoảng chi tiêu và sử dụng thẻ tín dụng khéo léo để có được khoản nợ hợp lý
- 04-04-2024Nhật ký chi tiêu của người vợ Nhật: Hãy cẩn thận với túi tiền của mình và tiết kiệm đến mức tối đa, những gì bạn tiết kiệm được là những gì bạn kiếm được!
Vén khéo, chi tiêu tiết kiệm không chỉ là thói quen sống của phụ nữ - 'tay hòm chìa khoá' trong gia đình mà trên thực tế rất nhiều ông chồng cũng có cùng tư tưởng và cách sống như vậy. Trong group Vén khéo trên nền tảng mạng xã hội Facebook, nhiều thành viên là những ông chồng, hoặc thanh niên trẻ chia sẻ những câu chuyện sinh hoạt, chi tiêu của gia đình, bí kíp tiết kiệm trong thời buổi khó khăn.
Câu chuyện "Gạo thì đắt mà vợ lại phung phí" mới đây nhận được sự quan tâm lớn của CĐM:
Chán quá các bác ạ, lắm lúc nhìn vợ nhà người ta biết vun vén cho gia đình mà thèm.
Lắm lúc cố chịu vì con, chứ mình chán lắm rồi. Kinh tế trong nhà mình lo hết, lương 9 triệu đưa vợ 7 triệu (2 triệu mình tiêu xăng xe bạn bè)
Biết là lương mình không cao, nhưng vẫn cố lo cho vợ con đầy đủ, nhưng vợ thì ngược lại phung phí, cơm nấu dư mà toàn đổ đi, mình nhắc nhiều quá mới hâm nhưng chỉ ăn cơm nóng, còn cơm hâm thì chừa cho mình. Xì dầu không hết cũng đổ đi, sữa con uống không hết cũng đổ đi... Còn nhiều chuyện nữa!!!
Cả nhà có cách gì giúp vợ mình thay đổi không? nói mãi mà vợ ngang lắm không hợp tác!!!!"
Bênh cạnh lời tâm sự gan ruột, người chồng trong bài post còn đăng tải những ảnh chụp màn hình việc mình nhắc nhở vợ nhiều lần về việc lãng phí gạo, mắm và phản ứng của người vợ. Theo đó, người chồng đã nhắc vợ "Sao gạo đắt mà em nấu nhiều cơm thế!!! Ăn không hết lãng phí cả ra" hay 'Xì dầu ăn không hết cũng đổ đi là sao? Để lại tối ăn là được mà?"… Đáng chú ý là phản ứng của người vợ sau khi nhận những lời phàn nàn, góp ý của chồng. Người vợ đã nhắn lại "Ăn không hết thì bữa sau hâm lại. Cũng có đổ đi đâu mà phàn nàn. Anh đi mà nấu. Đã ở nhà nấu cơm cho rồi mà còn nói lắm", hay "Anh không kiếm tiền thì để tôi đi kiếm. Anh ở nhà trông con nhỏ, dọn dẹp nhà cửa, cơm nước".
Bài viết của người chồng đã nhận được nhiều góp ý, comment của thành viên group. Có người khuyên Anh đổi vợ: "Đổi vợ đi ạ. Cho chị ấy bớt khổ" hay "7 triệu đồng không to đâu bạn, vợ chi tiêu cho 3 người cũng mệt đầu lắm. Nói thật là người thương vợ sẵn sàng ăn cơm nguội cho vợ ăn cơm nóng cơ. Đây thái độ của bạn rõ là hằn học ấy, bạn nuôi không cô ấy à, con tự lớn và cơm tự dâng lên miệng cho mà ăn, nhà cửa tự sạch à. Bạn ở nhà nấu cơm đi để bữa nào cũng vừa đủ cơm nhé, thật có chút nước tương thừa cũng mắng vợ được. Cô ấy đi làm giúp việc nhà theo giờ lương vẫn cao hơn tiền bạn đưa chứ đừng đùa".
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, người vợ cũng nên xem lại cách nấu nướng chi tiêu sao cho hợp lý và ý kiến của người chồng cũng không sai như một comment: "Ơ sao mình thấy ông chồng nói đúng mà, cơm là hạt ngọc trời, người nông dân cũng vất vả làm ra, nấu vừa đủ ăn thôi chứ, nhỡ vài bữa thì ok chứ ngày nào cũng vậy chả nói…"
Tuy nhiên phần lớn, chi tiết bát xì dầu còn thừa không nên đổ đi mà để hôm sau dùng tiếp đều khiến mọi người cho rằng, anh chồng quá chi li.
Thậm chí có người còn đưa lời khuyên theo hướng người chồng phải cải thiện bản thân để phù hợp với tình hình chứ đừng chỉ trách móc hoặc yêu cầu người vợ phải thay đổi: "Vợ ông không thay đổi đc thì ông thay đổi đi. Ăn nhiều cơm lên, xì dầu không hết thì chan vào cơm mà ăn, hoặc tận dụng, mua quả trứng hôm sau rang cơm rồi đổ xì dầu vào, sữa con uống không hết thì ông uống, tiền kiếm ít thì kiếm nhiều lên".
Nhìn chung theo quan điểm của mọi người, mọi sự tính toán tiết kiệm cũng cần phải hợp lý không nên trở thành tằn tiện. Với thu nhập không cao, các gia đình càng cần phải biết các công cụ quản lý tài chính như các mẹo tiết kiệm của người Nhật, hay sử dụng 6 chiếc lọ quản lý tài chính cá nhân. Đồng thời, từng cá nhân trong gia đình nên cố gắng tối đa để nâng cao thu nhập. Đó mới là con đường lâu dài và bền vững.
Đời sống Pháp luật