Chia buồn với Kalanicks, CEO mới đã tìm ra cỗ máy kiếm tiền kinh khủng mới cho Uber: Ship đồ ăn khắp 120 thành phố trên toàn cầu
Nhưng thật may mắn sau đó, các đơn hàng cứ tới tấp gọi đến.
Trong suốt nhiều năm, Bob Gordon – chủ sở hữu quán ăn Footsprints Cafe tại Brooklyn luôn tự tay vận chuyển đồ ăn tới cho khách hàng với những đơn đặt hàng từ xa. Vì vậy khi lần đầu tiên quyết định tìm dịch vụ vận chuyển bên ngoài UberEats – một mảng kinh doanh của gã khổng lồ Uber – anh cảm thấy khá lo lắng.
"Chúng tôi hoàn toàn chưa chuẩn bị gì cho số lượng đơn hàng sẽ tới thông qua UberEats trong năm nay. Mang tiến là chủ cửa hàng nhưng tôi phải đứng bếp 3 tuần liên tiếp để đáp ứng hết các đơn đặt hàng", anh Gordon, 46 tuổi nói.
Bằng việc thu hút được những chủ cửa hàng như Gordon, Uber đã thâm nhập được vào lĩnh vực vận chuyển đồ ăn vốn rất đông đối thủ cạnh tranh. Trong bối cảnh CEO mới của họ là Dara Khosrowshahi mới nhậm chức, tiếp nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty để hướng đến thương vụ IPO trong vòng 18 – 36 tháng tới, những lãnh đạo hàng đầu tin rằng UberEats có thể đạt tốc độ tăng trưởng khổng lồ.
Dù CEO Dara có đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như mất giấy phép hoạt động tại London thì bản thân ông cũng đã phải thừa nhận trong một bài phỏng vấn gần đây rằng UberEats là một "bất ngờ tuyệt vời".
UberEats thậm chí tỏ ra nổi bật hơn tất cả những mảng kinh doanh còn lại với tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không hề có lợi nhuận của công ty. Dịch vụ vận chuyển đồ ăn này hiện đang có mặt tại 120 thị trường toàn cầu, đôi khi làm lu mờ cả mảng kinh doanh chính là vận chuyển tại một số thị trường như Tokyo, Đài Loan, Seoul.
Số lượng những đơn hàng được chuyển đi bởi tài xế UberEats tăng hơn 24 lần trong giai đoạn từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2017. Tính tới tháng 7, UberEats đã có lợi nhuận tại 27 trên 108 thành phố nơi họ hoạt động. Hiện Uber từ chối tiết lộ về doanh thu mảng dịch vụ này.
"Xu hướng trên toàn cầu đang hướng tới lĩnh vực vận chuyển. Khi mọi người sử dụng điện thoại di động nhiều hơn với tất cả mọi thứ trong cuộc sống của họ, chúng ta cũng sẽ bắt đầu chứng kiến những thay đổi lớn trong cách con người ăn uống", Jason Droege - Phó chủ tịch UberEverything nói.
Trên thực tế, Uber là "kẻ đến sau" trong lĩnh vực vận chuyển đồ ăn – mảng kinh doanh trị giá 100 tỷ USD tức là tương đương 1% tổng thị trường thực phẩm, theo số liệu của McKinsey.
Trong đó, những công ty vận chuyển thức ăn chia làm 2 loại. Đầu tiên là những tập đoàn như Grubhub – nơi tập hơn lựa chọn của các nhà hàng và thực đơn thông qua mạng trực tuyến cho khách hàng và yêu cầu nhà hàng tự chuyển đồ ăn. Loại thứ 2 cung cấp trọn gói dịch vụ vận chuyển như Postmates và UberEats – những đơn vị nhận đơn hàng trực tuyến và chuyển thức ăn tới tay khách hàng luôn.
Thông thường các nhà hàng sẽ trích lại một lượng % cố định cho mỗi đơn hàng như khoản phí cho bên vận chuyển còn khách hàng cũng sẽ phải trả một mức phí vận chuyển dịch vụ nhất định.
Sự cạnh tranh đang ngày càng trở nên quyết liệt. Postmates – đơn vị thành lập từ 6 năm trước đã huy động được hơn 250 triệu USD, có hơn 100.000 lái xe chuyển hàng và thực hiện 2,5 triệu đơn hàng mỗi tháng. Grubhub – một công ty đã niêm yết trên sàn thì đạt tổng doanh thu bán đồ ăn lên tới 3 tỷ USD trong năm 2016 với lượng cơ sở người dùng hoạt động lên tới 8,17 triệu người.
Cũng có những mỗi đe dọa từ phía Amazon – đơn vị đang thử nghiệm lấn sân sang lĩnh vực vận chyển đồ ăn ở một số thị trường. Gã khổng lồ bán lẻ này mới đây đã cung cấp hàng trăm cơ sở tiềm năng cho lái xe để giao đồ ăn sẵn tại một số khu đô thị đông đúc.
"Lo ngại hàng đầu của tất cả những công ty vận chuyển là Amazon. Sẽ ra sao nếu công ty này sẽ sử dụng mạng lưới khổng lồ của mình để đánh bại doanh nghiệp của chúng tôi. Họ có mạng lưới vận chuyển và nguồn tài chính tốt để cạnh tranh về giá với bất kỳ ai", James Cakmak – chuyên gia phân tích tại Hardt & Company nói.
Matt Maloney – đồng sáng lập và CEO của Grubhub nói rằng sự tập trung của công ty vào đơn đặt hàng thức ăn khiến họ khác biệt: "Uber đã xây dựng được một công ty tuyệt vời nhờ chỉ tập trung vào dịch vụ gọi xe UberBlack nhưng để thành công trong lĩnh vực giao đồ ăn lại là một cuộc chơi khác. Chúng tôi chỉ am hiểu về một thứ - là đặt hàng và chúng tôi thiết lập toàn bộ sản phẩm của mình chỉ xoay quanh mục đích này".
Cả Amazon và Postmates hiện từ chối đưa ra bình luận về UberEats.
Uber lần đầu tiên ra mắt dịch vụ vận chuyển đồ ăn tại Los Angeles vào năm 2014 dưới cái tên UberFresh – cung cấp những bữa trưa và tối chuẩn bị sẵn trong các hộp giấy từ nhiều nhà hàng khác nhau.
Tiện lợi là thế nhưng trường hợp này, các lái xe thường đặt đồ ăn trong cốp xe ô tô của họ điều này dễ dẫn tới vấn đề chất lượng thực phẩm và khách hàng thường không thích khi đồ ăn của họ tới bị nguội lạnh. Mọi người cũng muốn có nhiều lựa chọn nhà hàng hơn.
Các lãnh đạo của Uber thì nói rằng UberEats hiện có mặt tại 120 thành phố và có rất nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.
Thứ nhất, Uber có mạng lưới hơn 2 triệu lái xe – những người hoàn toàn có thể nhận cả đơn hàng vận chuyển. Lượng xe ô tô sử dụng cho UberEats cũng không cần phải thông qua bất kỳ tiêu chuẩn nào nghiêm ngặt nào như xe chở khách nhờ vậy sẽ mở rộng tiềm năng sử dụng lao động.
Uber cũng dành thời gian để vẽ bản đồ các thành phố và tìm ra con đường hiệu quả nhất nhằm cải thiện thời gian vận chuyển. Và kể từ đó đến nay, UberEats đã được đầu tư công nghệ tốt hơn, thêm nhiều lái xe hơn. "Những gì Uber có là last-mile logistic (mô tả sự vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách đến điểm đích cuối cùng) và điều nảy rất quan trọng".
Uber cũng đang thiết lập các mối hợp tác mới để mở rộng tốc độ tăng trưởng UberEats, áp dụng chiến lược giống các công ty như Postmates. Uber cũng đang tiến tới thỏa thuận với McDonald’s trong năm nay để chuyển đồ ăn từ hàng nghìn nhà hàng của họ. Lucy Brady – một lãnh đạo của McDonald's nói trong một cuộc phỏng vấn với các nhà đầu tư vào tháng 7 rằng kết quả ban đầu của mối hợp tác này "khá tích cực".
Uber cũng nói rằng đang đầu tư để tăng lực lượng bán hàng UberEats cũng như thuê dữ liệu để phân tích thông tin hàng ngày về đơn hàng khách hàng và giúp các nhà hàng cải thiện dịch vụ cũng như quảng bá những thực đơn phổ biến.
Với Gordon – chủ sở hữu của Footsprint Cafe, UberEates là thần may mắn với doanh nghiệp của anh. Anh nói dịch vụ vận chuyển của Uber đã giúp nhà hàng của anh tiếp cận tới rất nhiều khách hàng mới mà không phải chi nhiều tiền cho quảng cáo trên Facebook và Groupon như anh phải làm trong quá khứ.
"Chúng tôi đã tuyển người chỉ để đảm nhận việc vận chuyển đồ ăn và có cả một quầy chỉ để phục vụ lái xe Uber nhận đồ ăn. Rất đáng để đầu tư như vậy", Gordon nói.
Trí thức trẻ