"Chìa khoá" cho bài toán vốn nhà ở xã hội cho người nghèo
Tại Việt Nam, nhu cầu nhà ở xã hội (NOXH) ngày càng bức thiết. Không chỉ người thu nhập thấp mà ngay cả người có thu nhập trung bình cũng đang "xoay xở" với giấc mơ an cư lạc nghiệp. Mô hình tiết kiệm nhà ở của Đức thu hút sự chú ý lớn của các ngân hàng để giải bài toán nguồn vốn xây NOXH tại Việt Nam.
- 14-11-2018Nhà ở xã hội thi nhau 'đội giá'
- 13-11-2018Giá dự án nhà ở xã hội Hope Residences có hợp lý?
- 12-11-2018Ế như… nhà ở xã hội
Tầng lớp trung lưu cũng được vay mua nhà
Ngày 21.11, tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm nhà ở”, trao đổi với PV, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết cần có chính sách tín dụng cho người mua căn nhà đầu tiên. Để cho người có thu nhập trung bình cũng thực hiện ước mơ có nhà ở chứ không chỉ người có thu nhập thấp.
Theo Bộ Xây dựng, đến năm 2020, tại các đô thị trên cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở, 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở.
Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, mô hình tiết kiệm nhà ở của Đức thu hút sự chú ý của các nhà quản lý. Theo đó, người vay sẽ gửi tiết kiệm tối đa 50% giá trị căn nhà cần mua, khách hàng được vay 50% còn lại với lãi suất thấp, cố định đã thoả thuận khi kí hợp đồng.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA.
Phân tích về mô hình tiết kiệm nhà ở của Đức và tiềm năng áp dụng tại Việt Nam, trả lời PV báo Lao Động, ông Lê Hoàng Châu cho biết: Với ưu điểm không tăng lãi suất, không dùng tiền ngân sách, chính sách tiết kiệm nhà ở của Đức cho thấy tiềm lực kinh tế của ngân hàng Đức rất lớn. Hơn nữa, thu nhập người Đức nhiều hơn và ổn định hơn người Việt Nam.
Nếu áp dụng mô hình này, theo ông Lê Hoàng Châu, giai đoạn đầu Việt Nam vẫn cần nguồn vốn mồi của ngân sách nhà nước. Lãnh đạo NHCSXH cho rằng nếu cho 1 đồng vốn từ ngân sách để làm NOXH thì NHCSXH sẽ huy động tối thiểu 1-2 đồng nữa. Điều đó có nghĩa là vốn của nhà nước vẫn là nguồn vốn mồi rất cần thiết. Điều này chứng minh rõ trong những năm thị trường BĐS khủng hoảng, Chính phủ cung cấp gói tín dụng 30 nghìn tỉ đồng tung ra thị trường để giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận tín dụng.
Vướng mắc của Nghị định 100
Chỉ ra những vướng mắc khi thực hiện Nghị định 100 về cho vay mua nhà ở xã hội , ông Lê Hoàng Châu cho biết, NHCSXH có mục tiêu giải ngân 1.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội từ nay đến hết năm 2018. Nhưng NHCSXH yêu cầu căn hộ này không phải là căn hộ đang thế chấp tại ngân hàng. Thế nhưng Nghị định 100 quy định chưa cho chủ đầu tư dự án vay.
Thực tế, nhiều chủ đầu tư phải vay các NHTM và thế chấp căn hộ hình thành trong tương lai. Như vậy, theo Nghị định 100, người muốn mua căn hộ NOXH tại các dự án do các công ty đầu tư bằng nguồn vốn vay thương mại thì không thể tiếp cận vốn vay của NHCSXH.
Ông Lê Hoàng Châu chia sẻ mô hình mà UBND TPHCM đang thực hiện cho cán bộ, công nhân viên vay tiền mua nhà bằng nguồn ngân sách của TP. Ưu điểm là mô hình hỗ trợ không đòi hỏi người vay tiền phải mua nhà ở xã hội mà có thể mua bất kì nhà nào.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 4.010 người được vay với lãi suất 4,7%/năm. Mặc dù chính sách ưu đãi này mới giải quyết số lượng khiêm tốn so với con số 200 nghìn người có nhu cầu, nhưng đây là mô hình đáng để học hỏi.