Chia sẻ của người tiết kiệm được hơn 2,3 tỷ đồng trước tuổi 26: 3 mẹo ai muốn làm giàu nhất định nên áp dụng theo
Tài chính cá nhân là của cá nhân. Để đạt được thành công về tài chính, bạn phải làm những gì tốt nhất trong hoàn cảnh của chính mình, chứ không phải của người khác.
- 16-01-20234 công việc làm thêm cho người hướng nội, giúp mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng ngay tại nhà
- 15-01-2023Ngỡ ngàng với nơi mà giới siêu giàu Hàn Quốc… cất tiền
- 28-12-2022Kiếm hơn 400 triệu đồng/tháng từ nghề phụ làm trên mạng, đây là cách tăng thu nhập với công việc làm vài tiếng mỗi tuần
Tori Dunlap đã thu hút được nhiều người theo dõi khi viết blog về hành trình tiết kiệm 100.000 USD (hơn 2,3 tỷ VNĐ) của mình khi cô bước sang tuổi 25. Khi hoàn thành mục tiêu đó chỉ 3 tháng sau sinh nhật lần thứ 25, Dunlap nghỉ việc và biến blog thành thương hiệu “Her First $100K”. Blog chuyên chia sẻ những thông tin về tài chính nhằm mục đích để giúp phụ nữ chống lại sự bất bình đẳng tài chính và kiểm soát tiền bạc của họ.
Gần đây nhất, Dunlap, hiện 28 tuổi, đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình với tựa “Financial Feminist” và đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất của New York Times.
Trong quá trình đó, cô ấy đã học được một số bí quyết có thể giúp mọi người hướng tới thành công về tài chính, cho dù là nghỉ hưu sớm, bắt đầu kinh doanh hay thực hiện một giấc mơ khác.
Dưới đây là 3 bài học lớn nhất mà Dunlap khuyên bạn nên học trước khi đạt được tự do tài chính, bất kể điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.
Muốn sử dụng tiền giỏi thì phải thực hành
Không ai là tự nhiên biết quản lý tiền giỏi. Đối với nhiều người, đây là một kỹ năng cần phải học và thường là học sau khi trưởng thành.
Dunlap nói: “Tôi nghĩ chúng ta được sinh ra với kỳ vọng sẽ là người có tài thiên bẩm về tiền bạc. Nhưng chúng ta lại không mong bản thân sẽ là thần đồng trong bất cứ lĩnh vực nào khác”.
Dunlap tự thấy bản thân có phần may mắn khi được cha mẹ rèn cho thói quen về tài chính từ khi còn nhỏ. Nhưng cô thừa nhận rằng không phải ai cũng có nền tảng tương tự. Và ngay cả khi họ có nền tảng, nếu không có nỗ lực bền bỉ nhất quán, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng hỗn loạn về tài chính.
Người phụ nữ 28 tuổi khẳng định rằng mọi người cần tập luyện thói quen tìm hiểu về tiền trước khi bản thân có thể sử dụng tiền thành thạo và có hiệu quả.
Cô nói rằng cũng giống như việc học một thứ gì đó mới, bạn có thể sẽ không quá giỏi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn ngừng cố gắng.
Xác định giá trị của bản thân
Trước khi đặt mục tiêu tiền bạc cụ thể, bạn cần hiểu các giá trị cá nhân của mình, cho dù người khác đang làm gì.
Dunlap nói: “Chúng ta thực sự cần hiểu giá trị của mình là gì. Chúng ta phải tập trung trí óc để quan tâm đến mọi điều. Và đó không phải là một thứ sức mạnh ý chí”.
Nhiều người mong muốn đạt được các mục tiêu như sở hữu nhà hoặc nghỉ hưu sớm, nhưng nếu các giá trị của bạn phù hợp hơn với việc đi thuê nhà có những ưu đãi linh hoạt hoặc cảm nhận được niềm vui mà công việc của bạn mang lại, thì bạn không nhất thiết phải áp đặt những mục tiêu cao vời vào bản thân.
Dunlap chia sẻ: “Bạn cần đính kèm lý do ‘tại sao’ cùng những giá trị của bản thân đằng sau các mục tiêu tài chính của mình, thay vì chỉ nói ‘Tôi được bố mẹ khuyên nên mua một căn nhà, có lẽ tôi nên làm điều đó’. Nếu bạn không muốn làm điều đó, thì đừng làm. Vậy là được rồi. Bạn cần tìm những thứ thực sự phản ánh giá trị của bản thân”.
Quỹ khẩn cấp luôn là ưu tiên hàng đầu
Mặc dù hầu hết các lời khuyên tài chính cá nhân không thể đúng với tất cả, Dunlap nói rằng có một điều mà mọi người nên lắng nghe, đó là ưu tiên xây dựng một quỹ khẩn cấp. Cô khuyên mọi người nên tiết kiệm từ 3-6 tháng chi phí sinh hoạt trong tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Đây sẽ là khoản tiền dự phòng cho mọi tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống của bạn.
Dunlap nói: “Tất cả chúng ta, bất kể tuổi tác hay tình trạng tài chính, nên làm việc để hướng tới quỹ khẩn cấp đó. Đó là bước đầu tiên cần làm, ngay cả khi bạn vẫn đang trả nợ”.
Hy vọng rằng bạn sẽ không cần động đến khoản tiền tiết kiệm đó. Nhưng một “tấm đệm” có thể giúp bạn ngăn chặn sự hỗn loạn và căng thẳng về tài chính khi cuộc sống tạo ra điều bất ngờ.
Dunlap nói rằng quỹ khẩn cấp sẽ chỉ nằm yên đó và phát huy tác dụng trong trường hợp bạn cần nó, chẳng hạn như mất việc, bị đau ốm, hỏng xe… Khi bạn đặt nền móng cho quỹ khẩn cấp, bạn sẽ tiến một bước gần hơn đến việc xây dựng tương lai tài chính cho những giấc mơ của mình.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường