Chicago, thành phố khởi đầu ngày Quốc tế Lao động
Chicago thành phố của Hoa Kỳ, còn gọi “thành phố của gió” nằm về phía Đông Bắc tiểu bang Illinois, trên bờ Tây Nam hồ Michigan. Tên gọi Chicago bắt nguồn một bản dịch tiếng Pháp với từ Shikaakwa trong ngôn ngữ Miami-Illinois của người da đỏ có nghĩa là “hành dại” hay “tỏi dại”. Trong hồi ký, Robert De La Salle năm 1679 có nói về “Checagou” và đây cũng là vấn đề lần đầu tiên được biết đến.
- 01-05-2023Nóng: Jack Ma chính thức từ bỏ Alibaba, chấm dứt sự nghiệp, bỏ sang nước ngoài làm giáo sư đại học, chuyên giảng về nông nghiệp?
- 01-05-2023Gió đã đổi chiều: Chủ tịch Powell lâm vào thế khó "chưa từng có" trước thềm cuộc họp lãi suất của FED
- 01-05-2023‘Thiết bị nâng’ lớn nhất thế giới chuẩn bị ra mắt, khả năng vận chuyển 6.000 tấn ‘nhẹ như không’, hứa hẹn thay đổi ngành xây dựng toàn cầu
Chicago thành phố lớn đứng thứ ba của Hoa Kỳ sau New York và Los Angeles. Dân số nội thành 3.055.000 người. Vùng đô thị bao gồm Evanston, Oak Park, Cicero, East Chicago, Hammond và Gary, dân số lên đến 8.066.000 người, trong đó người da đen chiếm 33% dân số.
Không phải chỉ đến ngày nay dân số Chicago tăng lên nhanh chóng, mà ngay từ năm 1871, Chicago đã bùng nổ dân số, cứ mỗi thập kỷ dân số lại tăng lên gấp đôi. Đến năm 1900 dân số Chicago đã đạt đến 2 triệu người, do sự nhập cư ồ ạt từ các nước Ireland và các nước Đông Âu. Đặc biệt ở Chicago người dân Ba Lan đứng thứ hai thế giới sau thủ đô Warsaw.
Từ 1900 đến 1920, trong vòng 20 năm người Mỹ gốc Phi đổ về đây ngày càng nhiều. Chỉ riêng trong những năm Đại chiến Thế giới thứ Nhất (1916 - 1918) đã có hơn 75.000 người Mỹ gốc Phi đến Chicago làm ăn sinh sống.
Thành phố Chicago được thành lập từ đầu những năm 1800. Trước đó vào thế kỷ XVIII, Chicago chỉ là một trạm vận tải. Sau năm 1830, thành phố phát triển mạnh, nhất là sau khi xây xong đường sắt đầu tiên ở Chicago là đường sắt Liên hiệp Galena và Chicago (1848 - 1854). Năm 1871, thành phố bị tàn phá nặng nề do một trận đại hỏa hoạn thiêu hủy hoàn toàn.
Số lượng công nhân ở đây ngày một tăng cao, giờ lao động kéo dài, tiền lương lại thấp, điều kiện làm việc vô cùng khổ cực, là ngòi nổ cho cuộc đấu tranh của những tầng lớp lao động nghèo đói.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ, đã tham gia bãi công, nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công nổ ra ở Chicago, khoảng 40.000 người không đến nhà máy. Họ tổ chức mít tinh với khẩu hiệu: “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày. Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi”.
Chính vì thế, năm 1886, tại thành phố Chicago Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ đã thông qua nghị quyết, nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Cũng từ ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công, với 340.000 công nhân tham gia ở Washington, New York, Baltimore, Boston..., hơn 125.000 công nhân đã giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ. Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt và đã bị cảnh sát đàn áp dã man, hàng trăm người bị chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt.
Vào ngày 14/7/1889, ba năm sau “thảm kịch” tại Chicago, Quốc tế II được thành lập dưới sự lãnh đạo của F. Angel, Đại hội lần thứ Nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. Từ đó ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Sau đó tại Chicago còn nổ ra nhiều cuộc đình công mà đỉnh cao là cuộc đình công Pullman nổ ra ngày 11/5/1894, là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lao động Hoa Kỳ. Khi cuộc đình công lan ra trên diện rộng của công nhân đường sắt, khiến các hoạt động kinh doanh của nhiều nơi trên toàn quốc bị đình trệ, cho đến khi Tổng thống Grover Cleveland ra lệnh cho quân đội Liên bang dập tắt cuộc đình công làm hàng chục người bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ bạo lực trên đường phố Chicago, nơi tập trung các cuộc đình công. Đây là cuộc đấu tranh lần đầu tiên thể hiện tình đoàn kết gắn bó của công nhân lao động da đen và da trắng ở Mỹ trong cuộc đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ. Sự thù địch trong xã hội ngày một gia tăng, những công nhân thành phố đã trở thành động lực chủ chốt trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của các tập đoàn tư sản mại bản Mỹ. Chicago từ lâu đã là trung tâm quan trọng của tổ chức những người da đen gọi là “Liên minh Nhân dân cứu nguy Nhân đạo” (People United to Save Humanity), viết tắt PUSH, do mục sư Jesse Jackson lãnh đạo. Tại phía Nam Chicago có trụ sở của tổ chức “Quốc gia Hồi giáo” (State of Islam) do Elijah Mohammed thành lập vào những năm 1940.
Năm 1966, Martin Luther King, Jr. và Albert Raby lãnh đạo Phong trào Tự do Chicago, phong trào lên đến đỉnh với các Hiệp định giữa Thị trưởng và các nhà lãnh đạo phong trào
Ngày nay, Chicago thành phố có một trong những bộ sưu tầm tốt nhất về kiến trúc hiện đại của thế giới, từ những ngôi nhà Frank Lloyd Wright cho đến tháp Sears cap gồm 110 tầng. Từ nóc tháp này du khách có thể nhìn bao quát thảo nguyên bằng phẳng trong phạm vi hàng trăm dặm. Nó đóng vai trò như một trung tâm văn hóa và tài chính của miền Trung Hoa Kỳ và là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về hàng tiêu dùng, các sản phẩm nông nghiệp.
Chicago không chỉ là trung tâm thương mại, công nghiệp, mà còn là trung tâm văn hóa du lịch tuyệt vời. Trong đó đáng chú ý nhất:
Viện Bảo tàng Nghệ thuật Chicago,nằm trên đại lộ Nam Michigan (South Michigan Avenue), nơi trưng bày những bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất thế giới, đặc biệt là các tác phẩm ấn tượng và hậu ấn tượng, nghệ thuật tiền Columbus, nghệ thuật châu Á và nhiều tác phẩm khác.
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, nơi trưng bày hàng trăm chủ đề, có cả mô hình đảo Thái Bình Dương và hàng trăm ngôi nhà bản xứ Mỹ.
Tháp Sears nay gọi Willis Tower: Nếu du khách muốn ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao, đây là nơi thích hợp nhất.
Bể cá Shedd (Shedd Aquarium) nằm ở phía Tây hồ Shore Drive và đường East Roosevelt Road là nơi ở của tổ tiên các loài cá phổi Úc. Đây là loài động vật thủy sinh lớn tuổi nhất trong một bể cá công cộng lớn nhất thế giới.
Vườn thú Lincoln, rộng 14 ha, nằm ở phía Tây hồ Michigan là một trong số ít các vườn thú trên thế giới cho phép du khách vào tham quan miễn phí.
Chicago là một trong những thành phố lớn của nước Mỹ, đúng như Sarah Bernhardt đã nói: Chicago là “nhịp đập của nước Mỹ ”, dù bị che khuất lâu dài bởi Los Angeles như một trung tâm lớn nhất của Mỹ sau New York, Chicago thực sự hội đủ các yếu tố của những thành phố đó.
Đặc biệt công viên Millennium rất quyến rũ bởi cổng Cloud Gate, người dân địa phương gọi “the Bean” (hạt đậu) là một tác phẩm điêu khắc tuyệt vời của người Anh Anish Kapoor, làm bằng các tấm thép không gỉ. Bề mặt liền mạch, được đánh bóng hàng nghìn giờ. Công viên này nằm ở phía Đông trung tâm Chicago, giáp đại lộ Michigan Avenue, về phía Đông của Columbus Drive, ở phía Bắc là đường Randolph Street, phía Nam là đường Monroe Street.
Về văn hóa ngoài những bảo tàng nói trên, Chicago còn có những thư viện lớn, những trường đại học nổi tiếng, đặc biệt các hoạt động âm nhạc rất nổi trội. Chicago là quê hương của những con người nổi tiếng như: L. Bloomfield, Walt Disney, J. Dos Passos, L. Ellsworth, E. Hemingway và L. Thurstone.
Ngày 2/12/1942, nhà vật lý vĩ đại Enrico Fermi đã thực hiện phản ứng hạt nhân có kiểm soát đầu tiên trên thế giới tại Trường Đại học Chicago. Đây là một phần trong dự án Manhattan tối mật. Thí nghiệm này đã dẫn đến việc Hoa Kỳ chế tạo bom nguyên tử và đã sử dụng trong Đại chiến Thế giới thứ hai, thả xuống hai thành phố Nhật Bản là Hiroshima ngày 6/8/1945 với quả bom mang tên “Little Boy” và thành phố Nagasaki ngày 9/8/1945 với quả bom “Fat man”.
________
*George Pullman (1831-1897) sinh tại New York, chủ Công ty sản xuất xe chở khách đường sắt.
Tiền Phong