Chiếc ban công khu tập thể đẹp nức lòng người hâm mộ: Vô vàn loại cây hot hit, trầm trồ nhất là góc lavender tím nhìn mà mê mẩn
Ban công 6m2 được chủ nhà phủ xanh với nhiều loại xương rồng, sen đá, trầu bà, hương thảo...
- 23-07-2021Những điều phải biết nếu muốn trồng rau sạch ở ban công chung cư có diện tích nhỏ hẹp
- 09-06-2021Căn nhà 5 tầng của vợ chồng Bát Tràng, thiết kế 3 ban công xanh nhưng vẫn đầu tư hẳn 400 triệu cho sân thượng 160m2
- 09-06-2021Mua chung cư 72m2, vợ chồng mới cưới tự tay thiết kế từng góc theo phong cách Hàn Quốc, chơi thêm cả bể cá ban công
Khi khoe những hình ảnh về chiếc ban công nhỏ xinh tràn ngập hoa cỏ, chị Nghĩa (1988 - làm nghề tự do) đã khiến không ít người trầm trồ về độ khéo tay không phải dạng vừa của mình.
Ban công nhà chị ở 1 căn hộ tập thể cũ, diện tích chỉ khoảng 6m2. Theo chị Nghĩa, trồng cây ở ban công tập thể khó khăn nhất là diện tích nhỏ hẹp, nắng không nhiều và chủ yếu là nắng xiên do có mái che. Vì vậy, khi trồng mọi người cần quan sát hướng nắng, nắng mấy tiếng 1 ngày và những vị trí nào có thể sắp xếp cây sao cho phù hợp với đặc tính từng loại. Nếu ban công hoàn toàn không có nắng thì nên lựa các cây không ưa nắng nhiều như họ cây trầu bà, tuy nhiên nhất định phải có ánh sáng.
Tuy diện tích khiêm tốn nhưng cách trang trí ban công thì cực mê.
Bàn ghế, kệ được làm từ gỗ pallet.
Ban công nhà chị Nghĩa trồng khá đa dạng các loại cây. Một số cây chị đang trồng có thể kể đến các loại sen đá, xương rồng, hương thảo, trầu bà, khuynh diệp, hoa giấy, lavender, hoa nhài... Khi chọn cây, tiêu chí của chị là các cây có mùi thơm đặc trưng như hương thảo, khuynh diệp hay lavender... Kệ trồng cây và cả bàn ghế do chị tự mua gỗ pallet ở Shopee rồi về tự đóng.
Đất trồng được chị trộn từ đất thịt, trấu hun, phân bò hoặc hoặc phân trùn quế, xơ dừa mua ở các cửa hàng giống vật tư nông nghiệp. Tỉ lệ trộn đất chị Nghĩa áp dụng thường là 5 phần đất 2 phần phân bò hoặc trùn quế 3 phần là xơ dừa trấu hun. Chậu trồng có thể là chậu nhựa, đất nung, sứ... Mọi người nên chọn chậu phù hợp với gốc cây, chậu ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn tán cây đối với cây nhỏ, hoặc phải lớn hơn gốc cây thì cây mới có điều kiện phát triển trong chậu. Chị Nghĩa hay dùng phân trùn quế, phân bò đã qua xử lý (mua ở các tiệm bán đồ nông nghiệp), ngoài ra còn sử dụng thêm phân NPK thúc cho cây ra hoa (hoa cúc), ủ phân từ rác rau củ sinh hoạt…
Ban công là góc chill và không gian sinh hoạt lý tưởng.
Lướt đến đâu lại trầm trồ đến đấy vì độ mát tay của chủ nhà.
Mỗi loại cây thường có đặc tính chăm sóc riêng. Ví dụ như hương thảo, khuynh diệp thì ưa nắng thoát nước tốt, các loại trầu bà ưa bóng mát hơn thì sẽ lựa chỗ ít nắng để đặt cây. Sen đá cũng vậy, ưa nắng sớm và ánh sáng nên chị theo dõi giờ nắng để đặt vị trí cây sao cho phù hợp. Nhờ vậy, cây có thể phát triển tốt nhất.
Ngoài các cây trong nhà phổ biến, chị Nghĩa còn trồng thành công những loại hoa khó như lavender. Với loại hoa này, theo chị quan trọng nhất là khâu trộn giá thể thật thoáng và thoát nước tốt. Đây là cây xứ lạnh nên không để chỗ quá nắng, nhưng cũng cần nắng sớm để ra hoa. Vì Hà Nội thời tiết mùa hè khá khắc nghiệt nên chị phải di chuyển chậu trồng theo buổi chứ không cố định 1 chỗ.
Một vài loại hoa khó trồng như lavender, tulip
Ban công nhà chị Nghĩa trồng khá nhiều các loại sen đá, xương rồng
Về giống cây, chị Nghĩa thường mua cây trong các vườn từ Đà Lạt rồi vận chuyển ra, hoặc 1 số vườn giáp Hà Nội như khu vực Hưng Yên có vườn hoa Xuân Quan, khu Aeon Mall Long Biên…. Khi trồng ở ban công thì không tránh được các loài phá hoại như muỗi hoặc côn trùng. Các loại cây giúp đuổi muỗi tốt là hương thảo, khuynh diệp, còn nếu gặp chuột thì chị sẽ đặt bẫy.
Hương hoa thơm dịu nhẹ là cách giảm căng thẳng cực tốt
Ban công ngoài hoa cỏ còn trồng cả rau
Nguồn: NVCC
Theo Tổ Quốc