MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiến lược gì giúp tỉnh nghèo được rót gần 40.000 tỷ đồng đầu tư phát triển nông nghiệp?

Chiến lược gì giúp tỉnh nghèo được rót gần 40.000 tỷ đồng đầu tư phát triển nông nghiệp?

Từ khi thành lập tỉnh, địa phương này luôn nỗ lực tạo việc làm gắn với thu nhập, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo. Mới đây, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với nhà đầu tư về các dự án phát triển kinh tế tuần hoàn có vốn đầu tư gần 40.000 tỷ đồng.

Từ khi thành lập (2004), Hậu Giang là tỉnh nghèo khó nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, tỉnh có địa bàn nông thôn rộng, nông dân chiếm đa số, hộ nghèo đông. Năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh gần 24%.

Chiến lược gì giúp địa phương là tỉnh nghèo được rót gần 40.000 tỷ đồng đầu tư phát triển nông nghiệp? - Ảnh 1.

Tỷ lệ hộ nghèo của Hậu Giang giai đoạn 2004-2021 (%). Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong giai đoạn 2004-2021, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đạt khoảng 11,74%. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,23%, biên độ giảm 1,23%, vượt 0,23% kế hoạch năm. Sau 17 năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 21,7%, từ 24% vào năm 2004 xuống còn 2,23% vào năm 2021.

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, công tác giảm nghèo luôn được tỉnh quan tâm. Trong 17 năm qua, các thế hệ lãnh đạo tỉnh Hậu Giang luôn quan niệm nhân dân có giàu, tỉnh mới giàu.

Theo đó, Hậu Giang tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1%/năm; xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số giảm từ 2%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 2%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, tỉnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nghèo, tạo việc làm gắn với thu nhập, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đến cuối năm 2025 tăng lên 1,5 đến 2 lần so với năm 2021.

Trong năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng tỉnh đã triển khai các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, sớm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, quy mô nền kinh tế năm 2021 ước đạt 39.726 tỷ đồng (theo giá hiện hành), GRDP bình quân đầu người cả năm 2021 ước đạt 54,43 triệu đồng/người/năm tăng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2020, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành.

Hậu Giang nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông, rạch chằng chịt, khoảng 80% dân số làm nghề nông, 70% dân số trong độ tuổi lao động. Chính vì vậy, Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh, nhưng Hậu Giang sẽ phát triển theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp bền vững. Cụ thể, tỉnh dịch chuyển từ phát triển chiều rộng, tự phát sang phát triển quy mô sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao, thông qua các mô hình hợp tác xã nông nghiệp, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, sơ chế và chế biến.

Định hướng Chiến lược phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tập trung vào 5 cấu phần đó là: phát triển công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, xây dựng các cụm ngành mũi nhọn và phát triển đô thị.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang, Hậu Giang sẽ tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, định hướng chiến lược phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030 với kỳ vọng thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, tỉnh Hậu Giang hướng tới cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, phát triển kinh tế tuần hoàn.

Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang vừa có buổi làm việc với doanh nghiệp về 2 dự án khu sản xuất, chế biến nông sản tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn, với tổng mức đầu tư gần 40.000 tỷ đồng.

Dự án Khu sản xuất, chế biến nông sản tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn (AGINE) do Công ty Cổ phần Phát triển dự án THD Việt Nam làm chủ đầu tư, tại xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, với tổng mức đầu tư gần 21.700 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dự án Khu sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn (GREENDEVI) do Liên danh Công ty Cổ phần Phát triển dự án THD Việt Nam và Công ty Cổ phần Xây dựng cơ giới nông nghiệp THD Việt Nam làm chủ đầu tư, tại xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng.

Đây là 2 tổ hợp dự án về trồng trọt - chăn nuôi - chế biến khép kín, tuần hoàn. Trong đó, sản phẩm chính là lương thực hữu cơ, phân vi sinh, thực phẩm chất lượng cao sản phẩm chăn nuôi và năng lượng tái tạo, đầu ra của hợp phần này, là đầu vào của hợp phần khác nên không có chất thải rắn, nước thải được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.

Uớc tổng doanh thu từ 2 tổ hợp dự án này gần 24.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động, với mức thu nhập khoảng 180 triệu đồng/năm.

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang cho rằng đây là 2 dự án có quy mô lớn không những của Hậu Giang, mà lớn đối với khu vực và cả nước, phù hợp với hiện trạng quy hoạch sử dụng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang.

Quy mô dự án hoàn toàn phù hợp với định hướng, chủ trương mới của Trung ương về phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế nông nghiệp và kinh tế tuần hoàn của Chính phủ.

Đồng thời, dự án cũng phù hợp với chủ trương, định hướng của tỉnh Hậu Giang về phát triển kinh tế bốn trụ cột, trong đó trụ cột nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Qua đó, tỉnh cũng đã xác định chính sách ưu đãi đối với đầu tư là thu hút chế biến, sản xuất nông, lâm, thủy sản, các nguyên liệu trên địa bàn.

https://cafef.vn/chien-luoc-gi-giup-tinh-ngheo-duoc-rot-gan-40000-ty-dong-dau-tu-phat-trien-nong-nghiep-20220618102102641.chn

Minh Tiến

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên