Chiến sự ở Ukraine tàn phá các thị trường châu Âu thế nào
Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine khiến giá hàng hóa và năng lượng tăng mạnh.
- 04-03-2022Vì sao nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu trúng đạn lại khiến Bitcoin giảm mạnh?
- 04-03-2022Châu Âu thu 2 du thuyền, Mỹ ra mắt lực lượng đặc nhiệm, chuyên săn lùng tài sản của các tỷ phú Nga trên toàn cầu
- 04-03-2022Ngân hàng Nhật, Mỹ, châu Âu và kịch bản thiệt hại đến 150 tỷ USD tại thị trường Nga
Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine khiến giá hàng hóa và năng lượng tăng mạnh, thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến các tài sản an toàn, làm suy yếu đồng tiền chung châu Âu cùng các thị trường chứng khoán.
Dưới đây là 6 đồ thị cho thấy sự tàn phá trên các thị trường ở châu Âu.
Euro
Euro xuống dưới mức đổi được 1,1 USD hôm 4/3, lần đầu tiên trong gần 2 năm và đã mất giá hơn 3% so với đồng bạc xanh trong tuần này, tuần tệ nhất kể từ tháng 3/2020.
Đồng tiền chung châu Âu còn mất giá mạnh hơn so với franc Thụy Sĩ, gần 4%, tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2015, khi Thụy Sĩ bỏ giới hạn tỷ giá đã duy trì 3 năm với euro.
Diễn biến tỷ giá euro so với USD và franc Thụy Sĩ.
Lo ngại chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ giáng đòn vào nền kinh tế, đặc biệt là khi giá năng lượng ngày càng tăng, lý giải tại sao euro nằm trong số những đồng tiền tệ nhất tuần.
Lúa mỳ và kim loại
Giá các nguyên liệu thô từ lúa mỳ đến kim loại tăng lên đỉnh nhiều năm khi các lệnh trừng phạt từ phương Tây làm gián đoạn vận tải đường không, đường biển với các mặt hàng do Nga sản xuất và xuất khẩu.
Nga và Ukraine là hai quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới. Giá lúa mỳ đã lên đỉnh 14 năm hôm 4/3, tăng gần 40% kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự hôm 24/2.
Diễn biến giá palladium, đồng, nhôm, nickel và lúa mỳ. |
Nga còn là một nhà cung ứng kim loại. Giá nhôm lập đỉnh lịch sử hôm 4/3. Giá đồng, mặt hàng Nga chiếm 3,5% nguồn cung thế giới, về gần đỉnh lịch sử.
Năng lượng và khí đốt
Giá dầu Brent tăng 21% trong tuần, đóng cửa cao nhất kể từ năm 2013, với người mua và hãng vận chuyển ngày càng né tránh nguồn cung từ Nga – quốc gia cung cấp khoảng 5 triệu thùng/ngày cho thế giới
Diễn biến giá dầu Brent và khí đốt ở châu Âu (màu cam). |
Kịch bản có thêm nguồn cung 1 triệu thùng/ngày từ Iran nếu đạt được thỏa thuận hạt nhân với phương Tây hay các quốc gia phát triển nhất trí xả kho 60 triệu thùng dầu đều không thể làm tình hình thay đổi.
Giá khí đốt tại châu Âu tăng 120% trong tuần, lên 208 euro/mwh – cao kỷ lục.
Các ngân hàng châu Âu
Diễn biến chỉ số Euro Stoxx ngân hàng và giá cổ phiếu ngân hàng Societe Generale, Raiffeisen. |
Các ngân hàng châu Âu trải qua một tuần tồi tệ do ảnh hưởng liên hoàn từ các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga, triển vọng tăng lãi suất và môi trường vĩ mô ngày càng xấu đi.
Những nguyên nhân trên đã xóa sạch phần tăng thêm hồi đầu năm, khi đà phục hồi kinh tế cho phép các ngân hàng trung ương tăng lãi suất, có lợi cho các ngân hàng.
Chỉ số SX7E các cổ phiếu ngân hàng châu Âu giảm khoảng 16% trong tuần, tuần tệ nhất kể từ tháng 3/2020, đồng nghĩa giảm 20% từ đầu năm. Cổ phiếu các ngân hàng có liên quan đến nga như Raiffeisen của Áo và SocGen của Pháp mất khoàng 1/3 vốn hóa thị trường.
Trái phiếu
Biến động trên các thị trường châu Âu, bất ổn gia tăng về triển vọng kinh tế và xác suất tăng lãi suất giảm đồng nghĩa nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn là trái phiếu.
Tại Đức, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 30 điểm cơ bản trong tuần, tuần giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng nợ châu Âu năm 2011.
Diễn biến lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm. |
Ở -0,08%, lợi suất trái phiếu Đức đã quay lại vùng âm. Nói cách khác, nhà đầu tư sẵn sàng trả thêm tiền cho chính phủ Đức để được sở hữu trái phiếu nước này trong môi trường bất ổn. Một tuần trước, lợi suất trái phiếu chính phủ Đức là 0,22%.
Ruble
Ruble Nga mất hơn 30% giá trị tại thị trường nước ngoài, tuần tệ kỷ lục, và khoảng 20% tại thị trường nội địa. Chênh lệch mua – bán rất lớn, dấu hiệu cho thấy thanh khoản bốc hơi.
Sự chênh lệch tỷ giá giữa trong nước và nước ngoài phản ánh sự mất kết nối của Nga với các thị trường tài chính toàn cầu sau khi bị phương Tây trừng phạt và Moscow đáp trả.
Diễn biến giá trị ruble Nga tại thị trường trong và ngoài nước. |
Reuters